1

Điều gì sẽ xảy ra khi ăn quá ít natri?

Chế độ ăn có quá nhiều natri sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, ăn quá ít natri cũng không tốt. Thiếu natri có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và tăng nồng độ LDL cholesterol(cholesterol xấu) trong máu.
Điều gì sẽ xảy ra khi ăn quá ít natri? Điều gì sẽ xảy ra khi ăn quá ít natri?

Natri (sodium) là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể và là thành phần chính trong muối ăn.

Ăn quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và các tổ chức y tế khuyến cáo nên hạn chế lượng natri tiêu thụ.

Hầu hết các hướng dẫn hiện tại đều khuyến nghị ăn dưới 2.300mg natri mỗi ngày. Một số hướng dẫn thậm chí còn khuyến nghị ăn dưới 1.500mg natri/ngày.

Tuy nhiên, ăn quá ít natri cũng không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là 6 tác hại ít người biết đến của việc ăn quá ít natri.

Các tác hại của ăn quá ít natri

1. Làm tăng tình trạng kháng insulin

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn ít natri và sự gia tăng tình trạng kháng insulin.

Kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể không đáp ứng tốt với tín hiệu từ hormone insulin và không lấy đường từ máu một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến lượng đường và insulin trong máu tăng cao.

Kháng insulin được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, gồm có bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu thực hiện trên 152 người khỏe mạnh cho thấy tình trạng kháng insulin tăng lên chỉ sau 7 ngày thực hiện chế độ ăn ít natri.

Không phải nghiên cứu nào cũng cho thấy điều này. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít natri không ảnh hưởng gì đến tình trạng kháng insulin và thậm chí việc hạn chế natri còn có thể cải thiện tình trạng kháng insulin.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này khác nhau về thời gian, đối tượng nghiên cứu và mức độ hạn chế natri. Những điều này có thể là lý do dẫn đến kết quả không nhất quán.

2. Không mang lại lợi ích rõ ràng cho bệnh tim mạch

Đúng là việc giảm lượng natri tiêu thụ có thể làm giảm huyết áp.

Tuy nhiên, huyết áp cao chỉ là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Điều thực sự quan trọng là những biến chứng có thể xảy ra do bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Một số nghiên cứu quan sát đã đánh giá tác động của chế độ ăn ít natri đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.

Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ dưới 3.000mg natri mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng mức hạn chế natri mà nhiều hướng dẫn đưa ra có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho ra kết quả trái ngược nhau nên hiện vẫn chưa có kết luận chính xác liệu việc hạn chế natri có ích lợi gì cho bệnh tim mạch hay không.

Trong một tổng quan tài liệu vào năm 2011, việc cắt giảm lượng natri tiêu thụ không những không làm giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ mà còn làm tăng nguy cơ tử vong do suy tim.

3. Tăng nguy cơ tử vong do suy tim

Suy tim là tình trạng tim không có khả năng bơm đủ máu giàu oxy đi khắp cơ thể.

Mặc dù tim chưa ngừng hoạt động hoàn toàn nhưng suy tim là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.

Chế độ ăn ít natri có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người bị suy tim.

Một tổng quan nghiên cứu cho thấy ở những người bị suy tim, việc cắt giảm lượng natri tiêu thụ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Trên thực tế, chế độ ăn ít natri làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong do suy tim. Những người giảm tiêu thụ natri có nguy cơ tử vong cao hơn 160%. Đây là một điều đáng lo ngại vì những người mắc bệnh suy tim thường được khuyên hạn chế ăn natri.

Tuy nhiên, kết quả này là của một nghiên cứu nên vẫn chưa đủ thuyết phục. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác minh tác động của chế độ ăn ít natri đến nguy cơ tử vong ở người bị suy tim.

4. Tăng mức LDL cholesterol và triglyceride

Nồng độ LDL cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride trong máu cao cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít natri có thể làm tăng cả mức LDL cholesterol và triglyceride.

Theo một tổng quan tài liệu về các nghiên cứu được thực hiện trên những người khỏe mạnh, chế độ ăn ít natri làm tăng 4,6% nồng độ LDL cholesterol và tăng 5,9% nồng độ triglyceride.

Một tổng quan tài liệu gần đây hơn cho thấy nồng độ cholesterol tăng 2,5% và triglyceride tăng 7% khi giảm lượng natri tiêu thụ.

Những nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng việc giảm lượng muối trong chế độ ăn chỉ làm giảm huyết áp một chút ở những người khỏe mạnh và giảm rõ rệt hơn ở những người bị tăng huyết áp.

5. Tăng nguy cơ tử vong ở người bị tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn.

Vì lý do này nên nhiều hướng dẫn chăm sóc sức khỏe dành cho người tiểu đường khuyến nghị giảm lượng muối trong chế độ ăn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại phát hiện ra rằng những người mắc cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có nguy cơ tử vong cao hơn khi ăn ít natri.

Tuy nhiên, đó đều là những nghiên cứu quan sát và chưa lý giải được tại sao chế độ ăn ít natri làm tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường.

6. Tăng nguy cơ hạ natri máu

Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu thấp.

Các triệu chứng của hạ natri máu cũng tương tự như các triệu chứng mất nước như chóng mặt, tụt huyết áp và mệt mỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng, não có thể bị phù, dẫn đến đau đầu, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.

Một số nhóm dân số, ví dụ như người lớn tuổi, có nguy cơ bị hạ natri máu cao hơn.

Lý do là vì người lớn tuổi thường có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng các loại thuốc làm giảm natri trong máu.

Vận động viên, đặc biệt là những vận động viên chạy bộ đường dài, cũng có nguy cơ bị hạ natri máu cao hơn. Nguyên nhân thường là do uống quá nhiều nước và bị mất natri qua mồ hôi.

Có cần giảm lượng natri tiêu thụ không?

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về lượng natri nên tiêu thụ mỗi ngày. Một số tổ chức y tế khuyến cáo chỉ nên ăn tối đa 2.300mg natri mỗi ngày trong khi một số tổ chức lại đưa ra mức giới hạn là 1.500mg mỗi ngày. Lại có một số nghiên cứu cho thấy 3.000 – 5.000mg natri mỗi ngày là mức tiêu thụ tối ưu. Mặc dù lượng natri này cao hơn nhiều so với mức giới hạn mà nhiều tổ chức y tế đưa ra nhưng lại phù hợp với chế độ ăn thực tế của hầu hết mọi người.

Lượng natri này tương đương 7,5 – 12,5g hay 1,5 – 2,5 thìa cà phê muối ăn (muối chỉ chứa 40% natri nên hãy nhân lượng natri với 2,5 để tìm ra lượng muối).

Tuy nhiên, hạn chế natri là điều cần thiết đối với nhiều người, chẳng hạn như những người bị tăng huyết áp nhạy cảm với natri.

Nếu bạn mắc các bệnh lý đòi hỏi phải ăn ít natri hoặc bác sĩ khuyên nên giảm bớt lượng natri trong chế độ ăn thì hãy thực hiện theo.

Còn nếu bạn là người khỏe mạnh thì có thể giữ nguyên mức tiêu thụ natri hiện tại. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn ít natri mang lại lợi ích cho những người khỏe mạnh.

Một lượng lớn natri trong chế độ ăn đến từ các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, mì gói và đồ ăn vặt. Cho dù bạn không cần cắt giảm natri thì cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm này bởi chúng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nếu ăn thường xuyên.

Kết luận

Ăn quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và gây ra những vấn đề khác nhưng ăn quá ít natri cũng gây ra những tác hại nhất định, gồm có tăng kháng insulin, tăng cholesterol và triglyceride, tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh suy tim, tiểu đường và có thể dẫn đến hạ natri máu. Thêm nữa, cũng chưa rõ liệu việc hạn chế natri có thực sự có lợi đối với bệnh tim mạch hay không. Nếu bạn mắc các bệnh cần hạn chế natri như tăng huyết áp thì nên giảm bớt lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Còn nếu bạn là người khỏe mạnh thì có thể giữ nguyên mức tiêu thụ natri hiện tại.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp)
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp)

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát huyết áp, gồm có thay đổi lối sống và dùng thuốc. Phác đồ điều trị tăng huyết áp thường gồm có sự kết hợp giữa dùng thuốc và thay đổi lối sống. Mục tiêu là đưa huyết áp về mức khỏe mạnh.

Tăng huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Tăng huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Nếu tăng huyết áp không được điều trị trong thời kỳ mang thai, cả mẹ và thai nhi đều có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nhìn chung, theo dõi huyết áp và thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng do tăng huyết áp.

Mỗi ngày có thể ăn bao nhiêu natri?
Mỗi ngày có thể ăn bao nhiêu natri?

Natri (sodium) là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các tổ chức y tế khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ dưới 2.300mg natri (khoảng một thìa cà phê muối) mỗi ngày. Tiêu thụ nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác.

Tăng huyết áp mạn tính điều trị bằng cách nào?
Tăng huyết áp mạn tính điều trị bằng cách nào?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành trong của động mạch. Huyết áp có thể thay đổi trong suốt cả ngày và thay đổi theo các giai đoạn trong cuộc đời. Khi huyết áp cao hơn nhiều so với mức bình thường thì được gọi là tăng huyết áp hay cao huyết áp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây