Bơ có lợi ích như thế nào trong việc kiểm soát cholesterol?

Cholesterol được gan sản xuất tự nhiên, nhưng cơ thể cũng có thể hấp thụ cholesterol từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Khi lượng cholesterol trong máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cũng sẽ tăng cao hơn.
Bơ hoàn toàn không chứa cholesterol và thậm chí có thể hỗ trợ cải thiện mức cholesterol trong máu.
Cholesterol “tốt” và “xấu”
Có hai loại cholesterol chính:
- LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) – cholesterol “xấu”
- HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) – cholesterol “tốt”
Mức LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp. Ngược lại, mức HDL cao sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn bơ có thể làm giảm LDL và tăng HDL, tuy nhiên kết quả giữa các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất và vẫn cần thêm bằng chứng để chứng minh lợi ích này.
Chất béo trong bơ và cholesterol
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thường có nhiều trong đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Những loại chất béo này có thể làm tăng cholesterol “xấu”.
Trong khi đó, bơ chứa chủ yếu là chất béo không bão hòa, gồm:
- Chất béo không bão hòa đơn
- Chất béo không bão hòa đa
Cả hai loại chất béo này đều giúp giảm LDL, đặc biệt là khi dùng thay cho chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Cách thêm bơ vào chế độ ăn
Mặc dù có hương vị và kết cấu khá đặc biệt nhưng bơ lại là nguyên liệu rất linh hoạt. Bạn có thể dùng bơ trong nhiều món như:
- Bánh mì nướng phết bơ
- Sinh tố bổ sung chất xơ
- Salad quinoa với bơ
- Taco cá hồi và bơ
- Salad gà với cà chua, húng quế, bơ và hành tím
- Guacamole ăn kèm cần tây
Ngoài ra, bạn cũng có thể đơn giản chỉ cần bổ đôi quả bơ, rắc chút tiêu đen và ăn trực tiếp bằng thìa
Các cách khác để giảm cholesterol
Chỉ ăn mỗi bơ sẽ không đủ để cải thiện cholesterol. Nếu bạn lo lắng về mức cholesterol, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Một số biện pháp hữu ích khác:
Điều chỉnh chế độ ăn
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị:
- Giảm chất béo bão hòa xuống dưới 6% tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày
- Loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa khỏi chế độ ăn
Bơ không chứa chất béo chuyển hóa.
Cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các thực phẩm sau:
- Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
- Bánh ngọt đóng gói sẵn (bánh quy, bánh nướng...)
- Đồ chiên rán
- Đồ uống có đường
Nên tăng cường:
- Trái cây
- Rau củ
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Thịt gia cầm
- Cá
- Các loại hạt
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm cholesterol.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị:
- Ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa mỗi tuần
- Kết hợp 2 ngày tập tăng cơ mỗi tuần
Ngay cả các bài tập nhẹ cũng có thể giúp cải thiện cholesterol nếu bạn kiên trì.
Một số hoạt động cường độ nhẹ bạn có thể áp dụng là:
- Đi bộ hoặc chạy bộ
- Đạp xe
- Tập tạ
- Yoga
- Pilates
Bỏ thuốc lá
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy:
- Hút thuốc làm tăng LDL và giảm HDL.
- Việc bỏ thuốc lá có thể giúp tăng mức cholesterol “tốt” (HDL).
Kết luận
Bơ không chứa cholesterol và có thể hỗ trợ giảm LDL, đặc biệt là nếu bạn dùng bơ để thay cho các loại chất béo không lành mạnh.
Bạn có thể thêm bơ vào món bánh mì, sinh tố, salad hoặc ăn trực tiếp. Tuy nhiên, để kiểm soát cholesterol hiệu quả, bạn cần kết hợp chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và bỏ thuốc lá nếu có hút.

Đánh trống ngực có thể chỉ kéo dài vài giây và có khả năng xảy ra khi bạn đang di chuyển, ngồi, nằm hoặc đứng yên. Có một số thay đổi lối sống hoặc biện pháp tại nhà có thể giúp làm tình trạng này ngừng lại hoặc giảm đi.

Cholesterol có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống hoặc sử dụng đến các loại thuốc hạ cholesterol như statin nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Nếu thay đổi lối sống chưa đủ hiệu quả để giảm cholesterol về mức an toàn, nhiều người có thể phải dùng thuốc như statin hoặc niacin. Việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào mức cholesterol hiện tại và phương pháp điều trị đã thử, kết quả thường có thể thấy được sau 2–4 tuần.

Nếu có mức LDL - hay còn gọi là cholesterol “xấu” - cao, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Có hai phương pháp chính để hạ mức LDL là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

Dầu cá có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng không giúp làm giảm mức cholesterol. Trong khi đó, chế độ ăn lành mạnh hoặc sử dụng statin thường mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.