1

Kiểm soát cholesterol bằng statin hay thay đổi lối sống sẽ hiệu quả hơn?

Nếu có mức LDL - hay còn gọi là cholesterol “xấu” - cao, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Có hai phương pháp chính để hạ mức LDL là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.
Hình ảnh 46 Kiểm soát cholesterol bằng statin hay thay đổi lối sống sẽ hiệu quả hơn?

Nếu có mức LDL - hay còn gọi là cholesterol “xấu” - cao, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Thông thường, mức LDL được xem là cao khi vượt quá 160 mg/dL.

Cholesterol là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ thể. Cholesterol có mặt ở mọi tế bào, tham gia vào quá trình tổng hợp hormon và sản xuất vitamin D. Tuy nhiên, không phải loại cholesterol nào cũng tốt.

Mức cholesterol toàn phần được khuyến nghị nên duy trì ở mức dưới 200 md/dL. Mức LDL lý tưởng nên dưới 100 mg/dL, tuy nhiên có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch của từng người. Mức HDL (cholesterol “tốt”) nên trên 60 mg/dL.

Statin là gì?

Statin là nhóm thuốc kê đơn được khuyến nghị cho những người có mức LDL cao. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cơ chế sản xuất cholesterol của gan, từ đó làm giảm lượng LDL trong cơ thể.

Một phân tích năm 2015 cho thấy statin phát huy hiệu quả tốt nhất ở những người có cholesterol cao do di truyền.

Tầm quan trọng của việc tập thể dục

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn và vận động, để giảm nguy cơ đau tim. Theo Cleveland Clinic, tập thể dục giúp giảm triglyceride, tăng HDL và có thể giảm nhẹ mức LDL.

Statin có thể gây tác dụng phụ không?

Theo một nghiên cứu năm 2017, khoảng 39 triệu người trưởng thành ở Mỹ từ 40 tuổi trở lên đang sử dụng statin. Đa số không gặp tác dụng phụ, nhưng một số người vẫn có thể gặp phải.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm: đau cơ, rối loạn chức năng gan và tiêu hóa, tăng đường huyết (dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2) và có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này vẫn chưa được hiểu rõ.

Những người có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn khi dùng statin bao gồm:

  • Phụ nữ
  • Người trên 65 tuổi
  • Người uống nhiều rượu (trên 1 ly/ngày đối với nữ, trên 2 ly/ngày đối với nam)

Tập thể dục có thể gây tác dụng phụ không?

Tập thể dục không gây tác dụng phụ.

Nếu có vấn đề về sức khỏe tim mạch, bạn nên bắt đầu vận động từ từ và dừng lại ngay nếu có triệu chứng đau ngực hoặc khó thở. Nếu dự định tập luyện ở cường độ cao hoặc có tiền sử bệnh tim, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và có thể thực hiện nghiệm pháp gắng sức trước khi bắt đầu.

Ngoài ra, bác sĩ thường khuyến nghị vận động từ 20-30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để cải thiện sức khoẻ tổng thể.

Bên cạnh đó, việc chuyển sang chế độ ăn tốt cho tim mạch cũng không gây tác dụng phụ, miễn là bạn vẫn nạp đủ năng lượng cần thiết.

Tập thể dục và ăn uống lành mạnh còn mang lại nhiều lợi ích khác, như hỗ trợ giảm cân và cải thiện tâm trạng.

Một phân tích năm 2021 kết luận rằng tập thể dục cường độ cao có vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch – tác dụng này có thể tương đương với statin.

Sử dụng thuốc hay thay đổi lối sống có hiệu quả hơn?

Statin cũng có những tác động có lợi khác. Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện rằng statin có thể ảnh hưởng tích cực đến telomere – phần đuôi của DNA bị rút ngắn theo tuổi tác – cho thấy thuốc có thể làm chậm quá trình lão hóa, tuy nhiên vẫn cần được nghiên cứu thêm.

TS. Robert F. DeBusk tại Đại học Stanford cho biết: Statin không chỉ có tác dụng trong việc làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride mà còn giúp giảm đáng kể LDL, đồng thời làm tăng HDL.

TS. Robert S. Greenfield, Giám đốc tại MemorialCare Health System, cũng đồng tình rằng statin có hiệu quả hơn việc thay đổi lối sống. Ông cho biết, ăn uống lành mạnh và giảm cân có thể giúp giảm 10–20% cholesterol toàn phần nhưng statin liều cao có thể giúp giảm đến 50%.

Gần đây, một số loại thuốc hạ lipid khác đã được FDA phê duyệt, đặc biệt là thuốc ức chế PCSK9 như Repatha (evolocumab) hoặc Praluent (alirocumab). Những thuốc này giúp giảm LDL và là lựa chọn thay thế tốt cho người không dung nạp statin.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy các thuốc ức chế PCSK9 có hiệu quả tương đương statin nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.

Kết luận

Các bác sĩ đều khuyến nghị nên duy trì chế độ ăn tốt cho tim mạch và tập thể dục đều đặn, ngay cả khi bạn đang dùng statin. Bác sĩ Greenfield cho biết: Những bệnh nhân thừa cân nhiều hoặc ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể giảm đáng kể cholesterol nếu áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải kết hợp giảm calo và tập luyện thể chất.

Nếu bạn không muốn dùng statin, còn lựa chọn sử dụng thuốc kê đơn nào khác không?

Một số thuốc điều trị cholesterol thế hệ cũ như bile acid sequestrants, thuốc ức chế PCSK9, inclisiran (Leqvio) và acid fibric cũng có thể tác động đến gan. Tuy vẫn còn được sử dụng nhưng những loại thuốc này không còn phổ biến nữa.

Bác sĩ DeBusk bổ sung: Aspirin có hiệu quả đáng kể đối với những người có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim hoặc từng bị đau tim hay đột quỵ.

Tóm lại

Hầu hết mọi người đều có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thực hiện một số thay đổi đơn giản trong lối sống, như ăn ít chất béo và tập thể dục vừa phải.

Nếu những biện pháp này vẫn chưa đủ hiệu quả để giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, phần lớn bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng statin.

Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: các bệnh lý đi kèm, tiền sử gia đình và mức LDL hiện tại.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dầu cá hay statin giúp kiểm soát cholesterol tốt hơn?
Dầu cá hay statin giúp kiểm soát cholesterol tốt hơn?

Dầu cá có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng không giúp làm giảm mức cholesterol. Trong khi đó, chế độ ăn lành mạnh hoặc sử dụng statin thường mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

15 cách khoa học giúp kiểm soát cholesterol
15 cách khoa học giúp kiểm soát cholesterol

Cholesterol có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống hoặc sử dụng đến các loại thuốc hạ cholesterol như statin nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Có những lựa chọn nào thay thế statin để giảm cholesterol?
Có những lựa chọn nào thay thế statin để giảm cholesterol?

Statin là loại thuốc thường được kê đơn để giảm nồng độ cholesterol, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng tốt với loại thuốc này. Một số thuốc khác như thuốc gắn acid mật (sequestrants), thuốc ức chế PCSK9, thuốc ức chế hấp thu cholesterol và thuốc ức chế ACL (hoặc kết hợp các loại này) cũng là những lựa chọn thay thế hiệu quả.

Bia có ảnh hưởng thế nào đến việc kiểm soát cholesterol?
Bia có ảnh hưởng thế nào đến việc kiểm soát cholesterol?

Uống bia có thể làm tăng mức triglyceride, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số cholesterol toàn phần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây