Bia có ảnh hưởng thế nào đến việc kiểm soát cholesterol?

Tổng quan
Theo khảo sát của Gallup, bia là loại đồ uống có cồn được ưa chuộng nhất ở Mỹ, với 43% người uống đồ uống có cồn lựa chọn.
Bản thân bia không chứa cholesterol tự nhiên nhưng thực tế vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol.
Bia ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?
Phần lớn cholesterol trong cơ thể là do chính cơ thể sản xuất, phần còn lại là hấp thụ từ các thực phẩm ăn uống.
Cholesterol có hai loại: HDL (cholesterol tốt) và LDL (cholesterol xấu). Ngoài ra, khi đề cập đến cholesterol nói chung, nó cũng sẽ bao gồm cả triglyceride, một loại chất béo. Mức cholesterol toàn phần là tổng của HDL, LDL và triglyceride.
Uống bia có thể làm tăng mức triglyceride. Nguyên nhân là do bia chứa carbohydrate và cồn – cả hai đều khiến triglyceride trong máu tăng nhanh. Ở những người nhạy cảm với bia, mức tăng này sẽ còn cao hơn.
Vì triglyceride là một phần trong cholesterol toàn phần, nên khi triglyceride tăng, cholesterol toàn phần cũng sẽ tăng theo. Mức triglyceride lý tưởng là dưới 150 mg/dL.
Bia có chứa các sterol liên kết với cholesterol
Bia thường được gọi là “bánh mì lỏng” vì thành phần chính là mạch nha lúa mạch, men bia và hoa bia.
Những nguyên liệu này đều chứa phytosterol – hợp chất thực vật có khả năng liên kết với cholesterol và giúp cơ thể đào thải chúng. Một số phytosterol, hay còn gọi là sterol thực vật, được thêm vào thực phẩm và đồ uống nhằm hỗ trợ giảm cholesterol.
Mặc dù có chứa sterol nhưng bia lại không giúp làm giảm cholesterol không.
Lượng sterol như sitosterol hoặc ergosterol trong bia quá thấp, kể cả trong bia được sản xuất từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng không đủ để tạo ra hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cholesterol.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên chuột cho thấy: tiêu thụ bia ở mức độ vừa phải có thể giúp giảm cholesterol trong gan và các mảng cholesterol tích tụ ở động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể).
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có thể tồn tại những thành phần chưa xác định trong bia làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa lipoprotein và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các thành phần này là gì và cơ chế hoạt động ra sao vẫn chưa được làm rõ.
Rượu vang có phải lựa chọn tốt hơn bia không?
Uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày thường được cho là có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy các loại đồ uống có cồn khác, bao gồm cả bia, cũng có thể mang lại lợi ích nhất định.
Rượu vang đỏ là loại được nghiên cứu nhiều nhất. Khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ và tiểu đường tuýp 2. Bia khi uống vừa phải cũng được ghi nhận là có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Bia cũng chứa chất chống oxy hóa giống như rượu vang đỏ nhưng các chất này khác nhau: chất chống oxy hóa trong bia đến từ mạch nha và hoa bia, còn rượu vang lấy từ nho. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng rằng chất chống oxy hóa trong bia có hiệu quả tương đương như trong rượu vang mặc dù một số nghiên cứu ban đầu có cho thấy tiềm năng tích cực.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn không phải là uống gì, mà là uống bao nhiêu và uống với tần suất như thế nào.
Một nghiên cứu lớn cho thấy: nam giới uống rượu ở mức độ vừa phải (2 ly mỗi ngày) sẽ có nguy cơ bị đau tim thấp hơn từ 30–35% so với những người không uống. Với phụ nữ, mức uống vừa phải được tính là 1 ly mỗi ngày.
Điều đáng chú ý là: nam giới uống mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn so với những người chỉ uống 1–2 lần mỗi tuần, bất kể họ uống rượu vang, bia hay rượu mạnh.
Kết luận
Uống bia ở mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, lợi ích này không bao gồm cả cholesterol vì bia có thể làm tăng mức triglyceride trong máu.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng uống nhiều rượu bia thường xuyên có thể làm tim bị suy yếu theo thời gian, đồng thời dẫn đến lối sống ít vận động, béo phì và nghiện rượu. Những vấn đề này đều có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn biết việc uống bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác có an toàn cho sức khỏe của mình hay không.
Nếu thực sự muốn cải thiện mức cholesterol, bạn có thể áp dụng những phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả như tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ ăn ít đường đơn và hạn chế rượu bia.

Nếu thay đổi lối sống chưa đủ hiệu quả để giảm cholesterol về mức an toàn, nhiều người có thể phải dùng thuốc như statin hoặc niacin. Việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào mức cholesterol hiện tại và phương pháp điều trị đã thử, kết quả thường có thể thấy được sau 2–4 tuần.

Nếu có mức LDL - hay còn gọi là cholesterol “xấu” - cao, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Có hai phương pháp chính để hạ mức LDL là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

Statin là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giúp giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu. Trong khi đó, sterol thực vật là hợp chất có khả năng ngăn cơ thể hấp thu cholesterol từ thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp này và lựa chọn sao cho phù hợp.

Dầu cá có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng không giúp làm giảm mức cholesterol. Trong khi đó, chế độ ăn lành mạnh hoặc sử dụng statin thường mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.

Mặc dù phương pháp chính để điều trị bệnh động mạch ngoại biên là dùng thuốc nhưng chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.