1

Tiên lượng và tuổi thọ của người bị tăng áp phổi

Tăng áp phổi (pulmonary hypertension) là một loại tăng huyết áp nguy hiểm. Căn bệnh này không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được bằng thuốc và phẫu thuật.
tien luong PAH Tiên lượng và tuổi thọ của người bị tăng áp phổi

Tăng áp phổi là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi các động mạch mang máu từ tim phải đến phổi bị thu hẹp, gây cản trở sự lưu thông máu.

Máu nghèo oxy từ phần còn lại của cơ thể chảy vào các buồng bên phải của tim, sau đó được bơm vào các động mạch phổi. Tại đây, máu được cung cấp oxy và sau đó chảy trở lại vào các buồng trái của tim rồi được tim bơm đến các cơ quan trong cơ thể. Khi các động mạch giữa tim và phổi bị thu hẹp và sự lưu thông máu bị hạn chế, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phổi.

Theo thời gian, tim trở nên suy yếu và không còn khả năng bơm máu hiệu quả đi khắp cơ thể.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng áp phổi.

Các loại tăng áp phổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia bệnh tăng áp phổi thành 5 nhóm. Cả 5 nhóm đều cần điều trị. Điều trị nguyên nhân gốc rễ gây tăng áp phổi có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Nhóm 1

Tăng áp phổi nhóm 1 còn được gọi là tăng áp động mạch phổi nhóm 1. Loại tăng áp phổi này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có:

  • Bệnh mô liên kết, bao gồm một số bệnh tự miễn
  • Nhiễm HIV
  • Bệnh gan
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh sán máng, một bệnh do nhiễm ký sinh trùng
  • Một số loại thuốc hoặc chất độc, gồm có các loại ma túy (như methamphetamine và cocaine) và một số loại thuốc giảm cân

Tăng áp phổi có thể di truyền. Trong một số trường hợp, tăng áp phổi xảy ra mà không xác định được nguyên nhân. Những trường hợp này được gọi là tăng áp phổi vô căn.

Nhóm 2

Tăng áp phổi nhóm 2 là do các bệnh lý xảy ra ở các buồng bên trái của tim và ảnh hưởng đến các buồng bên phải của tim, gồm có bệnh van hai lá và tăng huyết áp toàn thân kéo dài.

Nhóm 3

Tăng áp phổi nhóm 3 là do một số bệnh về phổi và hô hấp, gồm có:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Bệnh phổi kẽ (như xơ phổi), tình trạng hình thành sẹo trong phổi
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Thiếu oxy (nồng độ oxy trong mô cơ thể ở mức thấp)

Tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 là những loại tăng áp phổi phổ biến nhất.

Nhóm 4

Tăng áp phổi nhóm 4 là do cục máu đông trong phổi và các rối loạn về đông máu khác.

Nhóm 5

Tăng áp phổi nhóm 5 là do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, gồm có:

  • Các vấn đề về máu như bệnh đa hồng cầu nguyên phát và bệnh tiểu cầu
  • Các rối loạn toàn thân như bệnh u hạt (sarcoidosis) và viêm mạch
  • Rối loạn chuyển hóa như bệnh tuyến giáp và rối loạn dự trữ glycogen
  • Các bệnh khác như bệnh thận và khối u chèn ép động mạch phổi

Tăng áp phổi nhóm 5 có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân cùng lúc hoặc không rõ nguyên nhân.

Tăng áp phổi có chữa khỏi được không?

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh tăng áp phổi.

Đây là một bệnh tiến triển, có nghĩa là sẽ tăng nặng theo thời gian. Tốc độ tiến triển ở mỗi ca bệnh là khác nhau.

Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục nhiều hơn, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng áp phổi.

Tuổi thọ của người bị tăng áp phổi

Tuổi thọ của người bị tăng áp phổi phụ thuộc vào loại tăng áp phổi và nguyên nhân gây tăng áp phổi.

Thời gian sống trung bình sau khi chẩn đoán của những người mắc tăng áp phổi nhóm 1 là hơn 5 năm. Thời gian sống của những người mắc bệnh này hiện nay đã tăng đáng kể kể từ thập niên 80. Theo nghiên cứu, những người mắc tăng áp phổi vô căn và tăng áp phổi do bệnh mô liên kết có thời gian sống ngắn hơn.

Mỗi nhóm tăng áp phổi có tỷ lệ tử vong khác nhau.

Theo một nghiên cứu vào năm 2022 tại Hoa Kỳ, những người mắc tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm 1. Từ năm 1999 đến năm 2019, tỷ lệ tử vong ở những người mắc tăng áp phổi nhóm 2 tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ tử vong ở người mắc tăng áp phổi nói chung.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã tìm hiểu về tiên lượng của những bệnh nhân tại một trung tâm chăm sóc y tế cấp III ở Pháp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm thấp hơn so với ba nhóm còn lại. Tỷ lệ sống sót 5 năm ở hai nhóm này lần lượt là 70% và 62%, trong khi ở những nhóm khác dao động từ 75% đến 85%.

Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong ở những người mắc tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt tăng gấp đôi và gấp ba so các nhóm tăng áp phổi khác.

Điều trị tăng áp phổi

Phương pháp điều trị tăng áp phổi tùy thuộc vào loại tăng áp phổi và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thuốc cải thiện lưu thông máu

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc làm giãn mạch máu, bao gồm thuốc chẹn kênh canxi – một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp thông thường.

Một nhóm thuốc khác cũng có tác dụng cải thiện lưu thông máu là thuốc ức chế phosphodiesterase 5 (PDE5) như sildenafil. Những loại thuốc này làm giãn cơ trơn bên trong động mạch phổi, làm cho động mạch rộng ra và máu chảy qua dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp cho tim không phải co bóp quá mạnh để bơm đủ máu đến phổi.

Một số loại thuốc được dùng qua đường uống trong khi một số được đưa qua đường tĩnh mạch.

Các loại thuốc và phương pháp điều trị khác

Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị tăng áp phổi gồm có digoxin. Loại thuốc này giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Digoxin đôi khi còn được sử dụng để điều trị suy tim và các bệnh tim khác.

Người mắc bệnh tăng áp phổi có thể bị sưng chân do tích nước. Trong trường hợp này, người bệnh cần dùng thuốc lợi tiểu để giảm lượng nước thừa trong cơ thể và giảm sưng.

Người mắc bệnh tăng áp phổi có thể cần liệu pháp oxy để tăng nồng độ oxy trong máu.

Lối sống lành mạnh, gồm có tập thể dục đều đặn và chế độ ăn tốt cho tim mạch, cũng là điều rất cần thiết để kiểm soát bệnh tăng áp phổi.

Phẫu thuật

Nếu người bệnh bị bệnh van hai lá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá để cải thiện tình trạng tăng áp động mạch phổi.

Những trường hợp tăng áp phổi quá nghiêm trọng có thể cần ghép phổi hoặc ghép tim - phổi.

Ghép phổi được thực hiện trong những ca bệnh tăng áp phổi và bệnh phổi nghiêm trọng nhưng tim vẫn bơm đủ máu. Ghép tim - phổi là giải pháp khi cả tim và phổi đều không còn hoạt động tốt để duy trì sự sống.

Ghép tạng là một loại phẫu thuật rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thêm nữa, thường phải chờ rất lâu mới tìm được người hiến tạng phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tuổi thọ của người mắc bệnh hở van tim
Tuổi thọ của người mắc bệnh hở van tim

Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này thường có thể được điều trị bằng các thủ thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim, giúp cải thiện tuổi thọ.

Tìm hiểu về bệnh van tim ở người cao tuổi
Tìm hiểu về bệnh van tim ở người cao tuổi

Bệnh van tim xảy ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi do các van tim có thể bị tổn thương theo thời gian và ảnh hưởng đến chức năng. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Viêm màng ngoài tim do lao: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị
Viêm màng ngoài tim do lao: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị

Viêm màng ngoài tim do lao xảy ra khi bệnh lao lan đến lớp màng bao xung quanh tim. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.

Các biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng áp động mạch phổi
Các biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng áp động mạch phổi

Duy trì lối sống lành mạnh có thể làm giảm huyết áp trong phổi và làm giảm các triệu chứng tăng áp phổi. Ví dụ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục nhiều hơn và tránh các chất kích thích.

Điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào khi bị tăng áp động mạch phổi?
Điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào khi bị tăng áp động mạch phổi?

Tăng áp động mạch phổi (hay tăng áp phổi) là tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu từ tim đến phổi bị thu hẹp. Điều này làm tăng áp lực máu trong động mạch. Tăng áp động mạch phổi gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn và khó thở. Bên cạnh dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây