1

Viêm màng ngoài tim do lao: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị

Viêm màng ngoài tim do lao xảy ra khi bệnh lao lan đến lớp màng bao xung quanh tim. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.
Viêm màng ngoài tim do lao: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị Viêm màng ngoài tim do lao: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiếm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis) gây ra. Cho đến nay, bệnh lao vẫn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Mặc dù bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể lan sang các cơ quan khác, bao gồm cả tim. Khoảng 1% số người mắc bệnh lao bị viêm màng ngoài tim do lao. Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm ở lớp màng bao quanh tim.

Triệu chứng của viêm màng ngoài tim do lao

Viêm màng ngoài tim do lao thường bắt đầu với các triệu chứng không đặc hiệu như:

  • Sốt
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân

Triệu chứng chính của viêm màng ngoài tim do lao là đau ngực, có thể là đau nhói hoặc đau buốt. Cơn đau có thể:

  • lan đến bụng, cánh tay hoặc vai
  • tăng lên khi người bệnh hít sâu, ho hoặc nuốt
  • tăng lên khi người bệnh nằm nghiêng bên trái
  • giảm khi người bệnh nghiêng người về phía trước

Các triệu chứng khác còn có:

  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Hụt hơi
  • Khó nuốt

Một số người mắc bệnh viêm màng ngoài tim do lao còn có các triệu chứng về hô hấp như:

  • Ho dữ dội kéo dài
  • Ho ra máu

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim do lao

M. tuberculosis – vi khuẩn gây bệnh lao – cũng chính là nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim do lao. Một người có thể bị nhiễm vi khuẩn M. tuberculosis khi hít phải giọt bắn hô hấp từ người bị lao.

M. tuberculosis có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp. Khoảng 15% số người bị nhiễm M. tuberculosis có các triệu chứng bên ngoài phổi do vi khuẩn lây lan qua máu hoặc bạch huyết.

Khi vi khuẩn lao gây tổn thương các bộ phận khác của cơ thể thì gọi là lao ngoài phổi. Viêm màng ngoài tim do lao là một dạng lao ngoài phổi hiếm gặp.

Ai có nguy cơ bị viêm màng ngoài tim do lao?

Nguy cơ vi khuẩn lao lan đến màng ngoài tim cao hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Những người mắc bệnh lao và nhiễm HIV có nguy cơ bị viêm màng ngoài tim do lao đặc biệt cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao gồm có:

  • tiếp xúc gần với người bị bệnh lao
  • đến một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
  • làm việc hoặc cư trú ở những khu vực có nguy cơ cao, chẳng hạn như:
    • nơi có nhiều người vô gia cư
    • nhà tù
    • bệnh viện
  • mắc một bệnh lý hoặc tình trạng gây suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như:
    • HIV
    • Sử dụng chất gây nghiện
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh thận nặng
    • Ghép tạng

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh lao phổ biến nhất ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em lại có nguy cơ bị viêm màng ngoài tim do lao cao hơn.

Phương pháp chẩn đoán viêm ngoài tim do lao

Để chẩn đoán viêm màng ngoài tim do lao, trước tiên bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, bệnh sử cá nhân và tiền sử gia đình. Sau đó cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán sau:

  • khám lâm sàng để kiểm tra:
    • độ bão hòa oxy
    • thân nhiệt
    • nhịp tim
    • nhịp thở
    • huyết áp
  • Điện tâm đồ để đánh giá chức năng tim
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như:
    • Chụp X-quang lồng ngực
    • Siêu âm tim qua thành ngực
    • Chụp CT

Bác sĩ có thể xác nhận tình trạng nhiễm trùng bằng cách sinh thiết, trong đó dùng một cây kim dài lấy mẫu dịch ở màng ngoài tim. Mẫu dịch sẽ được phân tích để xem có sự hiện diện của vi khuẩn hay không.

Điều trị viêm màng ngoài tim do lao

Mục tiêu điều trị viêm màng ngoài tim do lao là:

  1. loại bỏ và kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn
  2. giảm áp lực từ lượng dịch tích tụ xung quanh tim
  3. ngăn sự tái cấu trúc tim (có thể viêm màng ngoài tim co thắt - tình trạng lớp màng bao quanh tim dày lên và co lại)

Người bệnh thường phải dùng thuốc kháng sinh trong vòng 6 – 12 tháng để loại bỏ vi khuẩn M. tuberculosis. Các loại thuốc được dùng phổ biến nhất gồm có:

  • isoniazid
  • rifampin
  • pyrazinamide
  • ethambutol

Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định chọc dịch màng ngoài tim để loại bỏ dịch tích tụ khỏi màng ngoài tim. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một cây kim dài mảnh đưa vào tim dưới sự hướng dẫn của các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm.

Những trường hợp phát sinh biến chứng như viêm màng ngoài tim co thắt có thể cần phải phẫu thuật cắt màng ngoài tim. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần màng ngoài tim để giảm áp lực lên tim.

Các phương pháp điều trị để ngăn ngừa viêm màng ngoài tim co thắt gồm có:

  • Corticoid
  • Tiêm Mycobacterium indicus pranii, một loại vắc xin phòng bệnh lao
  • Colchicine, một loại thuốc chống viêm
  • Thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông

Biến chứng của viêm màng ngoài tim do lao

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm màng ngoài tim do lao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xơ màng ngoài tim
  • Chèn ép tim
  • Viêm màng ngoài tim co thắt

Tiên lượng của người bị viêm màng ngoài tim do lao

Viêm màng ngoài tim do lao có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là khi người bệnh không được điều trị kịp thời.

Nhiễm HIV sẽ khiến cho tình trạng viêm màng ngoài tim do lao trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu vào năm 2008 cho thấy 40% số người bị viêm màng ngoài tim do lao và nhiễm HIV tử vong trong vòng 6 tháng. Tỷ lệ tử vong ở những người không bị HIV là 17%.

Tiên lượng cũng sẽ xấu hơn nếu người bệnh phải phẫu thuật cắt màng ngoài tim, với tỷ lệ tử vong lên tới 12%.

Một số câu hỏi về viêm màng ngoài tim do lao

Viêm màng ngoài tim do lao có lây không?

Nhìn chung, lao ngoài phổi không lây. Tuy nhiên, nếu người bệnh có cả các triệu chứng về hô hấp thì có thể lây bệnh sang người khác.

Tỷ lệ tử vong do viêm màng ngoài tim do lao là bao nhiêu?

Tỷ lệ tử vong do viêm màng ngoài tim do lao khá cao. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng là 17 – 40%.

Người mắc bệnh lao cần làm gì để ngăn ngừa viêm màng ngoài tim?

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao có thể làm giảm nguy cơ vi khuẩn lao lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Người mắc bệnh lao thường phải dùng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn lao.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, biến chứng và cach điều trị
Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, biến chứng và cach điều trị

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm xảy ra ở lớp mô mỏng, có dạng giống như một chiếc túi rỗng bao xung quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra cơn đau nhói ở ngực. Triệu chứng này xảy ra do các lớp màng ngoài tim bị kích thích cọ xát vào nhau.

Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân.

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim là tình trạng lớp cơ của tim bị viêm. Tình trạng này thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây