1

Các biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng áp động mạch phổi

Duy trì lối sống lành mạnh có thể làm giảm huyết áp trong phổi và làm giảm các triệu chứng tăng áp phổi. Ví dụ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục nhiều hơn và tránh các chất kích thích.
Các biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng áp động mạch phổi Các biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng áp động mạch phổi

Động mạch phổi là mạch máu mang máu đã khử oxy từ bên phải của tim đến phổi. Tăng áp động mạch phổi là tình trạng áp lực máu trong động mạch phổi cao hơn bình thường. Theo thời gian, điều này sẽ làm suy yếu tim và phổi, dẫn đến các biến chứng như khó thở và mệt mỏi.

Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn tăng áp động mạch phổi nhưng có thể kiểm soát tình trạng này bằng các biện pháp như dùng thuốc và và thay đổi lối sống.

Dưới đây là những thay đổi lối sống mà người bị tăng áp động mạch phổi nên thực hiện để kiểm soát tình trạng bệnh.

Tập thể dục

Thường xuyên tập cardio (các bài tập làm tăng nhịp tim) sẽ giúp giữ cho tim khỏe mạnh. Điều này rất quan trọng vì việc giữ cho tim và phổi hoạt động hiệu quả sẽ trở nên khó khăn khi mắc bệnh tăng áp động mạch phổi.

Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy chương trình phục hồi chức năng gồm các bài tập có giám sát an toàn với hầu hết người bị tăng áp động mạch phổi có tình trạng sức khỏe ổn định. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng chương trình phục hồi chức năng có thể cải thiện khả năng hoạt động thể chất của người bệnh.

Hiệp hội Tăng áp động mạch phổi (The Pulmonary Hypertension Association) khuyến nghị những điều sau trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới:

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu
  • Không được nín thở khi tập
  • Bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, buổi tập ngắn
  • Dành thời gian khởi động trước mỗi buổi tập
  • Tập thể dục vào những khoảng thời gian mà cơ thể khỏe khoắn, nhiều năng lượng nhất.
  • Tập với một người nào đó để đề phòng trường hợp phát sinh vấn đề trong khi tập.

Giảm lượng natri trong chế độ ăn

Natri là chất điện giải mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều natri sẽ gây giữ nước và điều này sẽ làm tăng huyết áp.

Giảm lượng natri trong chế độ ăn có thể ngăn tình trạng tăng áp phổi trở nên nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy ngăn ngừa giữ nước là điều quan trọng để kiểm soát tăng áp động mạch phổi. Khi bị giữ nước, người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc, ví dụ như thuốc lợi tiểu để loại bỏ nước dư thừa và giảm huyết áp.

Bổ sung đủ dinh dưỡng

Ngoài việc giảm lượng natri tiêu thụ, người bệnh cần phải ăn uống đủ dinh dưỡng.

Ví dụ, người bệnh cần bổ sung đủ vitamin D và sắt. Một báo cáo nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy những người bị tăng áp động mạch phổi có nguy cơ cao bị thiếu các chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, đừng nên vội uống bổ sung vitamin D hoặc sắt khi được chẩn đoán mắc tăng áp động mạch phổi. Trước tiên cần làm xét nghiệm máu để biết mình có bị thiếu các chất này hay không.

Nhìn chung, chế độ ăn uống tốt cho tim mạch với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt và protein nạc sẽ cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tránh các chất kích thích

Người bị tăng áp động mạch phổi có thể phải dùng thuốc để giảm bớt áp lực cho tim và phổi. Người bệnh cần thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng tăng áp phổi, ví dụ như thuốc trị nghẹt mũi và thuốc trị cảm lạnh. Các loại thuốc này có thể chứa chất kích thích như pseudoephedrine hoặc ephedrine. Người bệnh nên tránh hoàn toàn những loại thuốc này hoặc chỉ dùng khi được bác sĩ kê.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc không chỉ là yếu tố nguy cơ chính gây tăng áp động mạch phổi mà còn khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn ở những người đã mắc bệnh. Tiếp xúc với khói thuốc cũng gây tác hại tương tự.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và béo phì. Mặt khác, ngủ đủ giấc thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Người trưởng thành cần ngủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.

Một số người bị tăng áp động mạch phổi còn mắc một loại rối loạn giấc ngủ gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – tình trạng đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, gây ngừng thở lặp đi lặp lại nhiều lân trong khi ngủ. Đối với những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, việc kiểm soát tăng áp động mạch phổi lại càng quan trọng.

Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy cứ 5 người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thì có khoảng 1 người bị tăng áp động mạch phổi. Những người này thường có tiên lượng kém hơn so với những người bị ngưng thở khi ngủ nhưng không bị tăng áp phổi.

Tránh tắm nước nóng và xông hơi

Một số yếu tố bên ngoài có thể gây áp lực cho tim và phổi, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng tăng áp động mạch phổi. Một ví dụ là nhiệt độ cao. Do đó, người bị tăng áp phổi nên tránh tắm nước quá nóng và xông hơi.

Ngoài ra, việc ở lâu ở nơi có độ cao lớn cũng có thể gây áp lực lên phổi và làm tình trạng tăng áp động mạch phổi trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý

Mặc dù những thay đổi lối sống lành mạnh kể trên có thể giúp cải thiện các triệu chứng tăng áp động mạch phổi nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị chính thống như dùng thuốc. Người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống với dùng thuốc đều đặn để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào khi bị tăng áp động mạch phổi?
Điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào khi bị tăng áp động mạch phổi?

Tăng áp động mạch phổi (hay tăng áp phổi) là tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu từ tim đến phổi bị thu hẹp. Điều này làm tăng áp lực máu trong động mạch. Tăng áp động mạch phổi gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn và khó thở. Bên cạnh dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi.

Làm cách nào để kiểm soát cơn đau do viêm động mạch tế bào khổng lồ?
Làm cách nào để kiểm soát cơn đau do viêm động mạch tế bào khổng lồ?

Đau là một triệu chứng thường gặp của viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA). Điều trị bằng thuốc có thể làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, đồng thời giúp giảm đau và các triệu chứng khác một cách nhanh chóng.

Huyết khối động mạch chủ: Triệu chứng, phương pháp điều trị và biến chứng
Huyết khối động mạch chủ: Triệu chứng, phương pháp điều trị và biến chứng

Huyết khối động mạch chủ là khi cục máu đông hình thành trong động mạch chủ - động mạch chính dẫn máu từ tim. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp.

Teo van động mạch phổi: Triệu chứng và cách điều trị
Teo van động mạch phổi: Triệu chứng và cách điều trị

Teo van động mạch phổi là một dạng dị tật bẩm sinh, trong đó van động mạch phổi (van tim nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi) không hình thành mà thay vào đó tim được ngăn cách với động mạch phổi bởi một lớp mô rắn. Teo van động mạch phổi thường được phát hiện ngay sau khi sinh.

Còn ống động mạch: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Còn ống động mạch: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Ống động mạch là một phần trong hệ tuần hoàn của thai nhi, có chức năng nối hai mạch máu chính dẫn máu từ tim là động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai và đóng lại trong vòng vài ngày sau khi sinh. Nếu cấu trúc này vẫn mở sau khi sinh thì được gọi là còn ống động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây