1

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là loại tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất. Tình trạng này do bệnh thận gây ra. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật.
tang huyet ap hep dong mach than Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến. Tăng huyết áp được chia thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát phổ biến hơn tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn là những trường hợp tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân cụ thể. Phần lớn người bị tăng huyết áp bị loại này. Tăng huyết áp thứ phát là tăng huyết áp xác định được nguyên nhân, thường là do một bệnh lý gây nên. Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng, có nhiệm vụ cấp máu cho thận. Động mạch này bị thu hẹp sẽ làm tăng huyết áp. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là một trong những loại tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi một hoặc cả hai động mạch dẫn máu từ động mạch chủ đến thận bị thu hẹp.

Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK) ước tính rằng khoảng 90% số trường hợp hẹp động mạch thận là do xơ vữa động mạch (tình trạng chất béo cùng một số chất khác tích tụ trong động mạch).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này gồm có:

  • Bệnh tiểu đường
  • Kháng insulin
  • Cholesterol trong máu cao
  • Tiền sử hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều cholesterol, chất béo, đường và natri
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm

Nguy cơ cũng tăng theo tuổi tác.

Triệu chứng của tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Theo NIDDK, hẹp động mạch thận và tăng huyết áp do hẹp động mạch thận thường không có triệu chứng cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo thời gian, thận sẽ trở nên suy yếu.

Khi chức năng thận quá kém, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Sưng ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Ngứa hoặc tê
  • Thay đổi tần suất đi tiểu
  • Đau đầu
  • Khô da
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ
  • Chuột rút cơ

Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Nếu bạn có tiền sử bệnh mạch máu, bạn sẽ nguy cơ cao bị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận. Nếu vậy, bạn cần đo huyết áp thường xuyên.

Nếu bạn có những biểu hiện của tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và tiến hành khám lâm sàng.

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh từ động mạch bị hẹp. Tuy nhiên, việc có hay không có tiếng máu chảy qua động mạch bị hẹp là chưa đủ để xác nhận hay loại trừ chẩn đoán.

Cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xem bạn có bị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận hay không:

  • Siêu âm Duplex
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA)
  • Chụp mạch máu qua ống thông
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)

Điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Sau khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị là làm giảm huyết áp, ngăn mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch và ngăn ngừa tổn thương thận (tổn thương mới hoặc tổn thương thêm).

Kiểm soát tốt tăng huyết áp do hẹp động mạch thận sẽ giúp ngăn ngừa suy thận mạn giai đoạn cuối. Các phương pháp điều trị gồm có:

Thay đổi lối sống

Bất kể tăng huyết áp do nguyên nhân nào thì thay đổi lối sống cũng là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị:

  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục
  • Giảm cân nếu thừa cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế rượu bia

Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh điều chỉnh lối sống, bạn sẽ phải dùng thuốc để làm giảm huyết áp và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.

Hai nhóm thuốc hiệu quả nhất trong điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)

Thuốc ức chế ACE và ARB chỉ được dùng cho những người bị hẹp động mạch thận một bên (chỉ bị hẹp một động mạch thận). Ở những trường hợp bị hẹp động mạch thận hai bên (hẹp cả hai động mạch thận), các loại thuốc này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thuốc ức chế ACE có thể được dùng cho những người bị hẹp động mạch thận hai bên đã đặt stent.

Trong những trường hợp không thể dùng hai loại thuốc này, bác sĩ sẽ kê thuốc chẹn kênh canxi.

Phẫu thuật

Nong mạch và đặt stent

Động mạch thận bị hẹp sẽ được mở rộng và sau đó đặt stent để ngăn động mạch tái hẹp.

Bắc cầu động mạch thận

Trong ca phẫu thuật bắc cầu động mạch thận, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn mạch máu lấy từ vị trí khác trong cơ thể người bệnh để nối vào động mạch bị hẹp, từ đó tạo ra con đường mới dẫn máu chảy vòng qua động mạch bị hẹp. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận.

Phòng ngừa tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Trong số những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có những yếu tố không thể thay đổi, chẳng hạn như tuổi tác, chủng tộc và tiền sử gia đình.

Nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi được. Cách tốt nhất để phòng ngừa tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là điều chỉnh lối sống, ví dụ như:

  • Hạn chế tiêu thụ natri, đường, chất béo và cholesterol để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia
  • Giảm tiêu thụ caffeine

Khi đã bị tăng huyết áp, hãy dùng thuốc đều đặn và kết hợp duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là một loại tăng huyết áp thứ phát phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi một hoặc cả hai động mạch thận bị thu hẹp. Điều này thường là do xơ vữa động mạch. Các phương pháp điều tri tăng huyết áp do hẹp động mạch thận gồm có điều chỉnh lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp do mức renin thấp điều trị bằng cách nào?
Tăng huyết áp do mức renin thấp điều trị bằng cách nào?

Tăng huyết áp do mức renin thấp là tình trạng huyết áp tăng cao do nồng độ một loại enzyme tên là renin trong máu ở mức thấp hơn bình thường.

Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Tăng huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Tăng huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Nếu tăng huyết áp không được điều trị trong thời kỳ mang thai, cả mẹ và thai nhi đều có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nhìn chung, theo dõi huyết áp và thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng do tăng huyết áp.

Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng huyết áp sau sinh có thể xảy ra ở cả người không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng này thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là một trong những nhóm thuốc chính để điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc này có tác dụng loại bỏ nước và chất điện giải dư thừa ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm giảm huyết áp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây