1

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là một trong những nhóm thuốc chính để điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc này có tác dụng loại bỏ nước và chất điện giải dư thừa ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm giảm huyết áp.
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều bệnh tim mạch.

Bằng cách điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bên cạnh các loại thuốc, một số loại thực phẩm và thảo dược cũng có tác dụng lợi tiểu. Tuy rằng những thực phẩm và thảo dược này không thể thay thế cho thuốc nhưng vẫn có lợi cho những người bị tăng huyết áp.

Các nhóm thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp được chia thành ba nhóm chính là thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali.

Thuốc lợi tiểu thiazid

Thông thường, loại thuốc đầu tiên được kê để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc lợi tiểu thiazid có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Hai loại thuốc trong nhóm thuốc lợi tiểu thiazid là metolazone và hydrochlorothiazide.

Thuốc lợi tiểu giống thiazid – các thuốc có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu thiazid nhưng giá thành rẻ hơn – cũng là một nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp rất phổ biến. Một trong những loại thuốc lợi tiểu giống thiazid được sử dụng nhiều nhất là chlorthalidone. Các nghiên cứu cho thấy chlorthalidone có thể là loại thuốc lợi tiểu hiệu quả nhất trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tử vong. Một loại thuốc lợi tiểu giống thiazid nữa là indapamide.

Thuốc lợi tiểu quai

Thuốc lợi tiểu quai làm cho thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn và từ đó giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể.

Mặc dù thường không được dùng làm phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh tăng huyết áp nhưng thuốc lợi tiểu quai đã được phê duyệt sử dụng để điều trị tăng huyết áp và phù nề do suy tim sung huyết, xơ gan và bệnh thận.

Một số loại thuốc lợi tiểu quai là:

  • furosemide
  • axit ethacrynic
  • torsemide

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali làm tăng lượng nước và natri bị đảo thải khỏi cơ thể nhưng không gây mất kali, một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với khả năng kiểm soát huyết áp.

Một số ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali gồm có:

  • triamteren
  • eplerenone
  • spironolactone

Sự khác biệt giữa các nhóm thuốc lợi tiểu

Cả ba nhóm thuốc lợi tiểu trên đều làm tăng lượng natri bài tiết qua nước tiểu nhưng mỗi nhóm thuốc tác động đến bộ phận khác nhau của thận. Thận là cơ quan có chức năng lọc chất độc và nước dư thừa ra khỏi máu. Những chất này sau đó sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Thuốc lợi tiểu sẽ báo cho thận rằng cần phải loại bỏ nhiều natri hơn. Nước liên kết với natri và do đó cũng sẽ được loại bỏ khi đi tiểu. Điều này làm giảm thể tích máu. Giảm thể tích máu sẽ làm giảm tốc độ máu chảy qua các mạch máu, nhờ đó làm giảm huyết áp.

Ngoài nước và natri, thuốc lợi tiểu thiazid và thuốc lợi tiểu quai còn khiến cơ thể bị mất kali. Kali là một khoáng chất quan trọng có vai trò duy trì sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, đồng thời điều hòa chức năng tim và cơ. Nếu dùng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai, có thể bạn sẽ phải uống bổ sung kali hoặc ăn thực phẩm giàu kali để tránh bị tình trạng hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp).

Một số loại thực phẩm giàu kali gồm có:

  • Một số loại quả như chuối, cam, dưa vàng, bơ
  • Một số loại quả khô như mơ, mận, nho khô
  • Socola đen
  • Đậu trắng
  • Cá hồi
  • Khoai tây
  • Cải bó xôi, bắp cải

Thuốc lợi tiểu giữ kali không làm giảm lượng kali trong cơ thể nhưng hiệu quả điều trị tăng huyết áp lại không bằng các nhóm thuốc lợi tiểu khác, vì vậy nên thường được dùng kết hợp với các loại thuốc khác.

Mặc dù thuốc lợi tiểu thiazid là phương pháp điều trị chính cho các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp nhưng bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị dựa trên bệnh lý cụ thể. Một số loại thuốc có chứa hai hoặc nhiều hoạt chất lợi tiểu trong một viên thuốc hoặc liều (thuốc kết hợp).

Rủi ro và tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu nhìn chung là an toàn nếu dùng đúng cách nhưng giống như các loại thuốc khác, thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng phụ.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc lợi tiểu là đi tiểu nhiều lần. Nồng độ kali, glucose (đường) và cholesterol trong máu có thể thay đổi khi dùng thuốc lợi tiểu, tùy thuộc vào loại thuốc lợi tiểu cụ thể mà bạn dùng. Bạn có thể sẽ phải làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi nồng độ các chất này trong suốt quá trình điều trị.

Các tác dụng phụ thường gặp khác của thuốc lợi tiểu gồm có:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Yếu cơ, chuột rút

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn gồm có:

  • Giảm ham muốn tình dục (hoặc rối loạn cương dương)
  • Rối loạn nhịp tim
  • Mất cân bằng điện giải
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Tăng kali máu (quá nhiều kali trong máu)

Các tác dụng phụ có thể giảm dần theo thời gian nhưng hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài khi dùng thuốc lợi tiểu. Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều dùng hoặc kê loại thuốc lợi tiểu khác.

Thực phẩm và thảo dược có tác dụng lợi tiểu

Một số loại thực phẩm và thảo dược có tác dụng lợi tiểu (làm tăng lượng nước tiểu).

Tuy nhiên, tất cả những thực phẩm và thảo dược này đều không thể thay thế được cho thuốc lợi tiểu. Bạn nên tham thảo khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào vào phác đồ điều trị tăng huyết áp.

Lưu ý, ăn các loại thực phẩm hoặc sử dụng thảo dược có tác dụng lợi tiểu trong thời gian dùng thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến mất nước hoặc tương tác thuốc.

Dưới đây là một số loại thực phẩm và thảo dược có tác dụng lợi tiểu.

Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn và cũng là một vị thuốc có tính ấm, được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có tăng huyết áp.

Cần tây

Tác động tích cực của cần tây đối với huyết áp đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên động vật nhưng cần có thêm nhiều thử nghiệm trên người để xem loại rau này có thực sự hiệu quả điều trị tăng huyết áp hay không.

Tỏi

Tỏi đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ hàng trăm năm nay nhờ các đặc tính có lợi như chống viêm và kháng khuẩn. Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp điều trị tăng huyết áp. Trong số các dạng tỏi được sử dụng trong nghiên cứu, chiết xuất tỏi già có vẻ mang lại hiệu quả cao nhất.

Các loại thực phẩm và thảo dược khác

Ngoài gừng, cần tây và tỏi còn rất loại thực phẩm và thảo dược khác cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện huyết áp, ví dụ như:

  • Trà
  • Rau mùi và hạt mùi
  • Nhụy hoa nghệ tây
  • Sả chanh
  • Nhân sâm

Tóm tắt bài viết

Thuốc lợi tiểu là một nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu được chia thành 3 nhóm chính là thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali. Cả ba đều làm giảm lượng nước và natri trong cơ thể, nhờ đó hạ huyết áp.

Có rất nhiều loại thuốc lợi tiểu khác nhau, vì vậy nên nếu dùng một loại mà không có tác dụng thì cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ có thể sẽ kê một loại thuốc khác hoặc kết hợp nhiều loại thuốc lợi tiểu với nhau.

Mặc dù một số loại thực phẩm và thảo dược có tác dụng lợi tiểu nhưng tất cả đều không thể thay thế cho thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào vì các phương pháp điều trị này có thể tương tác với thuốc đang dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp do mức renin thấp điều trị bằng cách nào?
Tăng huyết áp do mức renin thấp điều trị bằng cách nào?

Tăng huyết áp do mức renin thấp là tình trạng huyết áp tăng cao do nồng độ một loại enzyme tên là renin trong máu ở mức thấp hơn bình thường.

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?
Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?

Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là loại tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất. Tình trạng này do bệnh thận gây ra. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, mỗi nhóm thuốc có cơ chế hạ và kiểm soát kiểm soát khác nhau.

Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây