1

Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng huyết áp sau sinh có thể xảy ra ở cả người không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng này thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng huyết áp sau sinh là tình trạng huyết áp ở mức cao hơn bình thường ngay sau khi sinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả những sản phụ có huyết áp khỏe mạnh khi mang thai.

Không giống như tiền sản giật sau sinh – tình trạng bao gồm cả huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, sản phụ bị tăng huyết áp sau sinh chỉ bị huyết áp cao. Tuy nhiên, cả tiền sản giật và tăng huyết áp sau sinh đều rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp sau sinh

Một số nghiên cứu và đánh giá lâm sàng chỉ ra rằng khoảng 10% phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp, trong đó có tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

Theo một nghiên cứu vào năm 2022, tỷ lệ sản phụ bị tăng huyết áp sau sinh có thể cao hơn so với suy nghĩ trước đây.

Nguyên nhân chính xác gây tăng huyết áp sau sinh vẫn chưa được xác định rõ. Mặc dù những người có tiền sử tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp sau sinh cao hơn nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở cả những người chưa từng bị tăng huyết áp trước đó.

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp sau sinh gồm có:

  • Truyền quá nhiều dịch trong quá trình sinh nở
  • Thay đổi trương lực mạch máu hay các cơ trơn trong thành động mạch
  • Bị đau
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Bị tăng huyết áp thai kỳ
  • Bị tiền sản giật
  • Sinh con sau tuổi 35

Huyết áp từ 120/80 mmHg trở xuống được coi là mức bình thường. Khi huyết áp nằm trong khoảng từ 120/80 mmHg đến 129/80 mmHg thì là tiền tăng huyết áp. Nếu huyết áp liên tục ở mức 130/80 mmHg trở lên thì có nghĩa là tăng huyết áp.

Ở sản phụ bị tăng huyết áp sau sinh, huyết áp có thể trên 140/90 mmHg. Tình trạng tăng huyết áp có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh nhưng do không có triệu chứng nên nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp. Sản phụ nên đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng này.

Tình trạng tăng huyết áp sau sinh có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tháng. Nếu tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài hơn thì sẽ phải tìm ra nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Mặc dù tăng huyết áp sau sinh có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh nhưng một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020 chỉ ra rằng những phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp trong vòng 2 năm sau khi sinh.

Triệu chứng của tăng huyết áp sau sinh

Tăng huyết áp sau sinh rất khó phát hiện vì tình trạng này đa phần không có triệu chứng rõ ràng. Cách duy nhất để phát hiện tăng huyết áp sau sinh là đo huyết áp.

Mặt khác, tiền sản giật sau sinh thường có các triệu chứng sau đây:

  • Huyết áp tăng cao
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau đầu dữ dội
  • Thay đổi thị lực

Biến chứng của tăng huyết áp sau sinh

Nếu không được phát hiện và điều trị, tăng huyết áp sau sinh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng cũng tương tự như biến chứng của tăng huyết áp nói chung, gồm có:

  • Đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Bệnh thận
  • Tổn thương nội tạng
  • Đột quỵ

Một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2021 ước tính rằng những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai có nguy cơ mắc các vấn đề về huyết áp lâu dài cao hơn gấp 4 lần.

Điều trị tăng huyết áp sau sinh

Tăng huyết áp sau sinh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng huyết áp. Nếu huyết áp ở mức 160/110 mmHg thì có thể điều trị bằng thuốc tại nhà. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:

  • enalapril, một loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • labetalol, một loại thuốc chẹn beta
  • methyldopa, một loại thuốc chủ vận alpha-2
  • nifedipine, một loại thuốc chẹn kênh canxi

Các loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị tăng huyết áp ở những người không mang thai. Mỗi nhóm thuốc có tác dụng phụ khác nhau nhưng một số tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Chóng mặt (thuốc chẹn kênh canxi)
  • Ngất xỉu
  • Đau đầu (thuốc chẹn kênh canxi)
  • Mất ngủ
  • Mệt mỏi
  • Khô miệng
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Táo bón (thuốc chẹn kênh canxi)
  • Nhịp tim chậm
  • Tăng kali máu (thuốc ức chế ACE)
  • Tụt huyết áp (thuốc ức chế ACE)
  • Sưng mắt cá chân (thuốc chẹn kênh canxi)

Thời gian cần dùng những loại thuốc này phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của tình trạng tăng huyết áp. Người bệnh có thể cần dùng thuốc trong vài tuần hoặc lên đến 3 tháng.

Mặc dù tăng huyết áp sau sinh có thể được điều trị trong thời gian cho con bú nhưng nên tránh một số loại thuốc nhất định, gồm có thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc lợi tiểu.

Sản phụ sẽ phải tái khám định kỳ sau khi điều trị tăng huyết áp sau sinh vì tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngay cả khi tình trạng tăng huyết áp sau sinh đã được điều trị khỏi, sản phụ vẫn nên thực hiện lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch về lâu dài:

  • Giảm lượng natri trong chế độ ăn
  • Tránh thực phẩm chức chất béo xấu như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia
  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giảm căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khi tăng huyết áp xảy ra do một bệnh lý khác thì được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Bệnh thận mạn (suy thận mạn) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp thứ phát. Để điều trị tăng huyết áp thứ phát, trước tiên cần điều trị nguyên nhân gốc rễ.

12 nguyên nhân gây tăng huyết áp (và cách phòng ngừa)
12 nguyên nhân gây tăng huyết áp (và cách phòng ngừa)

Tăng huyết áp có thể là do nhiều yếu tố gây nên, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền, bệnh tật, lối sống… Trong đó có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi.

Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?
Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp sau phẫu thuật?
Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp sau phẫu thuật?

Mọi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro nhất định, ngay cả khi đó chỉ là ca phẫu thuật thông thường. Một trong những rủi ro là thay đổi huyết áp. Có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao sau phẫu thuật. Nguy cơ gặp phải tình trạng này phụ thuộc vào loại phẫu thuật, phương pháp vô cảm và thuốc được sử dụng, và người bệnh có vấn đề về huyết áp trước đó hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây