1

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp sau phẫu thuật?

Mọi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro nhất định, ngay cả khi đó chỉ là ca phẫu thuật thông thường. Một trong những rủi ro là thay đổi huyết áp. Có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao sau phẫu thuật. Nguy cơ gặp phải tình trạng này phụ thuộc vào loại phẫu thuật, phương pháp vô cảm và thuốc được sử dụng, và người bệnh có vấn đề về huyết áp trước đó hay không.
Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp sau phẫu thuật? Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp sau phẫu thuật?

Hiểu về chỉ số huyết áp

Kết quả đo huyết áp gồm hai chỉ số. Chỉ số ở trên hay chỉ số đằng trước là huyết áp tâm thu, thể hiện áp lực máu lên thành động mạch khi tim đập. Chỉ số ở dưới hay chỉ số đằng sau là huyết áp tâm trương, thể hiện áp lực máu lên thành động mạch khi tim nghỉ giữa các lần đập. Ví dụ, nếu kết quả đo là 120/80 mmHg thì 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp tâm trương.

Theo Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức huyết áp bình thường, tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp là:

  • Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
  • Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương 80 mmHg trở lên

Nguyên nhân gây tăng huyết áp sau phẫu thuật

Tiền sử tăng huyết áp

Phẫu thuật tim và các loại phẫu thuật can thiệp mạch máu lớn khác đều tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp trong quá trình phẫu thuật. Và trong số những người phải trải qua các loại phẫu thuật này, rất nhiều người bị tăng huyết áp từ trước. Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt trước khi phẫu thuật thì khả năng cao là người bệnh sẽ gặp biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.

Tăng huyết áp không được kiểm soát tốt có nghĩa là huyết áp vẫn ở mức cao. Điều này có thể là do tình trạng tăng huyết áp chưa được phát hiện, phác đồ điều trị hiện tại không hiệu quả hoặc người bệnh dùng thuốc không đều.

Ngừng thuốc trị tăng huyết áp

Khi ngừng dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, huyết áp sẽ tăng trở lại và đôi khi, huyết áp tăng đột ngột.

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần cho bác sĩ biết về loại thuốc điều trị tăng huyết áp đang dùng và có bỏ liều nào hay không. Một số loại thuốc có thể được dùng vào buổi sáng ngày phẫu thuật nên không cần phải bỏ một liều nào. Tốt nhất nên trao đổi về điều này với bác sĩ trước khi phẫu thuật.

Đau sau phẫu thuật

Đau sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi và cơn đau có thể khiến huyết áp tăng cao. Điều này đa phần chỉ là tạm thời. Huyết áp sẽ trở về mức bình thường khi cơn đau được kiểm soát.

Phương pháp vô cảm

Phương pháp vô cảm là những phương pháp được sử dụng trong phẫu thuật nhằm làm mất cảm giác tạm thời, giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn. Người bệnh có thể chỉ bị mất cảm giác (gây tê) hoặc mất ý thức (gây mê). Các phương pháp vô cảm có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Trong phương pháp gây mê nội khí quản, người bệnh sẽ được đặt một ống thông qua mũi hoặc qua miệng vào khí quản. Ở một số người, đường hô hấp trên nhạy cảm hơn bình thường với ống nội khí quản. Điều này có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời.

Ở những người bị tăng huyết áp, quá trình hồi phục sau gây mê sẽ khó khăn hơn so với những người không bị tăng huyết áp. Các yếu tố như thân nhiệt và lượng dịch truyền tĩnh mạch trong quá trình gây mê và phẫu thuật có thể làm tăng huyết áp.

Thiếu oxy

Một vấn đề không mong muốn có thể phát sinh sau phẫu thuật là một số bộ phận của cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Điều này cũng có thể là do phương pháp vô cảm được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Thiếu oxy (nồng độ oxy trong máu thấp) có thể làm tăng huyết áp.

Thuốc giảm đau

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng thuốc giảm đau, có thể là thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc giảm đau có thể làm tăng huyết áp. Một ví dụ là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Những loại thuốc này có thể khiến cho huyết áp tăng nhẹ ở những người bị tăng huyết áp. Nếu bạn bị tăng huyết áp từ trước khi phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết để bác sĩ kê loại thuốc giảm đau thích hợp.

Dưới đây là một số loại NSAID có thể làm tăng huyết áp, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:

  • ibuprofen
  • meloxicam
  • naproxen
  • naproxen natri
  • piroxicam

Tăng huyết áp sau phẫu thuật có cần điều trị không?

Ở những người không có tiền sử tăng huyết áp, hiện tượng tăng huyết áp sau phẫu thuật đa phần chỉ là tạm thời. Tình trạng này thường kéo dài từ 1 đến 48 giờ. Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và nếu cần thiết sẽ kê thuốc để đưa huyết áp trở lại mức bình thường.

Những người bị tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp trước khi phẫu thuật. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp sau phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khi tăng huyết áp xảy ra do một bệnh lý khác thì được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Bệnh thận mạn (suy thận mạn) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp thứ phát. Để điều trị tăng huyết áp thứ phát, trước tiên cần điều trị nguyên nhân gốc rễ.

Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Tăng huyết áp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng huyết áp sau sinh có thể xảy ra ở cả người không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng này thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Tăng huyết áp ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tăng huyết áp ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể bị tăng huyết áp. Trên thực tế, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên đang ngày một tăng. Tăng huyết áp ở trẻ em có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên, từ di truyền cho đến các vấn đề về sức khỏe và dùng một số loại thuốc nhất định.

12 nguyên nhân gây tăng huyết áp (và cách phòng ngừa)
12 nguyên nhân gây tăng huyết áp (và cách phòng ngừa)

Tăng huyết áp có thể là do nhiều yếu tố gây nên, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền, bệnh tật, lối sống… Trong đó có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi.

Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây