1

Người trẻ có thể bị cholesterol cao không?

Cholesterol cao thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng người trẻ vẫn có thể bị mắc phải tình trạng này.
Hình ảnh 64 Người trẻ có thể bị cholesterol cao không?

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và cân nặng, những người ở độ tuổi thiếu niên và ngoài 20 cũng có thể gặp tình trạng cholesterol cao.

Khi được chẩn đoán mắc cholesterol cao ở độ tuổi còn trẻ, nhiều người có thể sẽ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp để điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

Dưới đây là thông tin cần biết về tình trạng tăng lipid máu (cholesterol cao) ở người trẻ tuổi.

Người trẻ tuổi có thể bị cholesterol cao không?

Nhìn chung, tình trạng cholesterol cao thường phổ biến ở người trung niên hoặc lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, người trẻ vẫn có thể bị mắc tình trạng này.

Mặc dù ít gặp hơn nhưng người trẻ tuổi hoàn toàn cũng có thể mắc phải tình trạng tăng lipid máu (còn gọi là tăng cholesterol máu). Thậm chí ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp vấn đề này.

Nếu bạn bị cholesterol cao khi còn trẻ, cần chủ động kiểm soát tình trạng của mình. Mỡ máu cao ở bất kỳ độ tuổi nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo một nghiên cứu năm 2020, mắc cholesterol cao càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong suốt cuộc đời càng lớn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng tổn thương động mạch do LDL (cholesterol “xấu”) tăng cao có thể tiến triển dần theo thời gian, do đó, việc điều trị sớm là rất quan trọng.

Cholesterol cao ở người trẻ có phổ biến không?

Cholesterol cao ở người trẻ tuổi khá phổ biến.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, vào năm 2021, có tới 26,3 triệu người trưởng thành trẻ tuổi (từ 18 đến 39 tuổi) tại Hoa Kỳ có mức LDL (cholesterol xấu) ở mức giới hạn cao hoặc cao. Con số này chiếm 27% dân số trong nhóm tuổi này.

Tăng lipid máu nhìn chung không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy cách duy nhất để phát hiện là thực hiện xét nghiệm máu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên và có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch nên xét nghiệm 5 năm một lần.

Với những người có yếu tố nguy cơ như béo phì hoặc tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim, nên kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn.

Mức cholesterol lý tưởng theo độ tuổi và giới tính

Dưới đây là bảng hướng dẫn ngắn gọn về mức cholesterol khỏe mạnh theo độ tuổi, dựa trên khuyến nghị từ các nhóm chuyên gia quốc gia năm 2018.

(Lưu ý: HDL là loại cholesterol "tốt", vì vậy mức HDL càng cao sẽ càng tốt.)

Nhóm tuổi Cholesterol khỏe mạnh Giới hạn cao

Cao

Dưới 20 tuổi

HDL: ≥ 45 mg/dL

LDL: < 110 mg/dL

Cholesterol toàn phần: < 170 mg/dL

LDL: 110–129 mg/dL

Cholesterol toàn phần: 170–199 mg/dL

LDL: ≥ 130 mg/dL

Cholesterol toàn phần: ≥ 200 mg/dL

20 tuổi trở lên

HDL: ≥ 40 mg/dL (nam) / ≥ 50 mg/dL (nữ)

LDL: < 100 mg/dL

Cholesterol toàn phần: < 200 mg/dL

LDL: 130–159 mg/dL

Cholesterol toàn phần: 200–239 mg/dL

LDL: 160–189 mg/dL

Cholesterol toàn phần: ≥ 240 mg/dL

Nguyên nhân gây cholesterol cao ở người trẻ

Đôi khi, người trẻ tuổi mắc cholesterol cao là do yếu tố di truyền. Một tình trạng được gọi là tăng cholesterol máu có tính gia đình (familial hypercholesterolemia – FH) khiến cơ thể không xử lý LDL (cholesterol "xấu") một cách bình thường.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khoảng 1 trong 200 người trưởng thành mang đột biến di truyền này, tuy nhiên chỉ khoảng 10% biết mình mắc bệnh. Nếu không được điều trị, FH thường dẫn đến bệnh mạch vành.

Ngoài yếu tố di truyền, một số nguyên nhân phổ biến khác gây cholesterol cao ở người trẻ bao gồm:

  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh khác
  • Lối sống ít vận động
  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, natri (muối), đường bổ sung và thiếu chất xơ

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng cholesterol. Tình trạng rối loạn mỡ máu do tiểu đường (diabetic dyslipidemia) có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt).

Cách giảm cholesterol ở người trẻ

Có nhiều phương pháp để kiểm soát cholesterol ở người trẻ tuổi. Nếu bạn đã được chẩn đoán cholesterol cao, hãy trao đổi với bác sĩ để chọn phương pháp phù hợp.

Một số khuyến nghị mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng là:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Ăn ít chất béo bão hòa, ít chất béo chuyển hóa, ít muối và ít đường bổ sung
  • Ăn nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế rượu bia
  • Uống thuốc statin hoặc các thuốc hạ cholesterol khác nếu cần
  • Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Có thể bổ sung thực phẩm chức năng tự nhiên theo hướng dẫn của bác sĩ

Kết luận

Mắc cholesterol cao khi đang ở độ tuổi còn trẻ có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nếu được điều trị với phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, hoặc kết hợp cả hai, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được các chỉ số mỡ máu và đưa được về mức khỏe mạnh.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Độ cao lớn có nguy hiểm cho người bị phình mạch não không?
Độ cao lớn có nguy hiểm cho người bị phình mạch não không?

Nguy cơ độ cao lớn gây nguy hiểm cho người bị phình mạch não chưa vỡ là tương đối thấp. Tuy nhiên, nồng độ oxy giảm và sự thay đổi áp suất khí quyển có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?
Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?

Dù ít gặp hơn nhiều so với cholesterol cao nhưng vẫn có trường hợp cholesterol bị giảm xuống mức quá thấp. Cholesterol thấp có thể góp phần dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như ung thư, trầm cảm và lo âu.

Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?
Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng cholesterol cao và nguy cơ mắc các dạng sa sút trí tuệ khác nhau, bao gồm sa sút trí tuệ do mạch máu não (vascular dementia), bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.

Cholesterol cao có làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương (ED) không?
Cholesterol cao có làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương (ED) không?

Rối loạn cương dương (ED) có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sức khỏe tim mạch kém. Mức cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ED.

Testosterone có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?
Testosterone có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?

Một số nghiên cứu cho thấy mức testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không chỉ ra rằng liệu liệu pháp testosterone có trực tiếp làm giảm cholesterol hoặc huyết áp hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây