1

Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng cholesterol cao và nguy cơ mắc các dạng sa sút trí tuệ khác nhau, bao gồm sa sút trí tuệ do mạch máu não (vascular dementia), bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
Hình ảnh 14 Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?

Cholesterol là một chất được gan sản xuất tự nhiên và cũng có nhiều trong một số thực phẩm như thịt đỏ hoặc bơ. Cơ thể có hai loại cholesterol chính là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).

Cholesterol HDL còn gọi là “cholesterol tốt”, có vai trò giúp loại bỏ chất béo và các dạng cholesterol không tốt ra khỏi cơ thể.

Cholesterol LDL hay “cholesterol xấu” cũng đóng vai trò nhất định trong hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi LDL tích tụ quá nhiều, nó có thể bám vào thành động mạch, tạo thành mảng xơ vữa, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm trí nhớ và nhiều chức năng tư duy khác. Có nhiều loại sa sút trí tuệ, trong đó phổ biến nhất là Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch máu não.

Ngoài ra, lạm dụng rượu trong thời gian dài, chấn thương đầu hoặc bệnh gan cũng là những nguyên nhân phổ biến gây sa sút trí tuệ. Nhiều trường hợp còn mắc cùng lúc nhiều loại sa sút trí tuệ, khiến trí tuệ và khả năng tự chăm sóc bản thân bị suy giảm nhanh hơn và nặng hơn.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích các bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa cholesterol cao và nguy cơ sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu nói gì về cholesterol và nguy cơ sa sút trí tuệ?

Sa sút trí tuệ do mạch máu não là hậu quả do các bệnh lý tim mạch trực tiếp gây ra, trong đó cholesterol cao được xem là yếu tố nguy cơ lớn hàng đầu. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận mối liên hệ giữa cholesterol cao và bệnh Alzheimer cũng như các loại sa sút trí tuệ khác.

Giải thích cho mối liên hệ này, các nhà nghiên cứu cho rằng:

  • Cholesterol cao gây tổn thương do oxy hóa (oxidative damage), làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa não bộ — vốn đã gặp ở người bị bệnh Alzheimer, người lạm dụng rượu, người bị bệnh gan hoặc người từng chấn thương sọ não.
  • Cholesterol cao còn làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu não, từ đó khiến triệu chứng của các loại sa sút trí tuệ khác trở nên nặng thêm.

Có một số nghiên cứu tập trung vào từng loại sa sút trí tuệ, trong khi nhiều nghiên cứu khác lại gộp chung tất cả các loại và gọi là “sa sút trí tuệ do nhiều nguyên nhân” (all-cause dementia).

Một số nghiên cứu tiêu biểu:

  • Nghiên cứu năm 2021: Theo dõi nhóm người trên 40 tuổi, tập trung vào cholesterol LDL. Kết quả cho thấy cholesterol LDL cao ở tuổi trung niên sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ sau 10 năm. Nhóm tác giả cho rằng LDL nên được xem là yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể điều chỉnh được.
  • Nghiên cứu năm 2023: Phân tích cả HDL và LDL, phát hiện rằng cả mức HDL quá cao hoặc quá thấp đều sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. LDL cũng làm tăng nguy cơ nhưng mức độ ít hơn.
  • Bài đánh giá năm 2020: Phân tích 100 nghiên cứu và kết luận rằng LDL là yếu tố nguy cơ lớn gây bệnh Alzheimer. Nhóm tác giả cũng khuyến khích thực hiện thêm nghiên cứu về vai trò của vận động thể chất và sử dụng thuốc trong việc kiểm soát cholesterol và phòng ngừa Alzheimer.
  • Nghiên cứu năm 2023: Trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này cho rằng chế độ ăn nhiều cholesterol lại góp phần làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, trong đó có Alzheimer. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng thừa nhận vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để kiểm chứng kết luận này.
  • Bài đánh giá năm 2021: Phân tích nhiều nghiên cứu và kết luận rằng chưa tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa cholesterol và sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Việc dùng thuốc hạ mỡ máu (statin) cũng không làm thay đổi kết quả này.

Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?

Khác với những nghiên cứu trước đó về cholesterol LDL, nghiên cứu mới nhất năm 2024 lại cho thấy cholesterol HDL có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ở nhóm người trung niên và người lớn tuổi. Mối liên hệ này có thể thấy rõ nhất ở nhóm người trên 75 tuổi.

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận mối liên quan giữa cholesterol (cả HDL và LDL) và nguy cơ sa sút trí tuệ, dù vẫn còn một số nghiên cứu chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng.

Hiện nay, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu việc kiểm tra hoặc điều trị cholesterol có thể giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát sa sút trí tuệ hiệu quả hay không.

Nguyên nhân gây tăng cholesterol là gì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao. Một số yếu tố có thể cải thiện được nhờ thay đổi lối sống nhưng một số khác lại do di truyền.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cholesterol cholesterol bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Tuổi cao (cholesterol có xu hướng tăng dần theo độ tuổi)
  • Giới tính nam (nam giới thường có mức cholesterol cao hơn nữ giới)
  • Chủng tộc
  • Các bệnh lý di truyền như tăng cholesterol máu gia đình (familial hypercholesterolemia)
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Thừa cân, béo phì
  • Đái tháo đường tuýp 2
  • Suy giáp (hypothyroidism)
  • Thiếu hormone tăng trưởng (growth hormone deficiency)

Tăng cholesterol cũng có tính chất di truyền trong gia đình. Nếu bạn có người thân trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị tăng cholesterol thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Tăng cholesterol thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc xét nghiệm kiểm tra cholesterol định kỳ là rất quan trọng.

Xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán tình trạng tăng cholesterol. Nếu các biện pháp thay đổi lối sống chưa đủ hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc để điều trị, phổ biến nhất là nhóm thuốc statin.

Kết luận

Cơ thể có hai loại cholesterol chính là HDL và LDL. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của cơ thể nhưng LDL có thể tích tụ, gây tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim - những tình trạng có thể đe dọa tính mạng.

Sa sút trí tuệ (dementia) là tình trạng mất trí nhớ và giảm khả năng tư duy dần theo thời gian. Trong đó, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức cholesterol LDL cao và nguy cơ mắc nhiều tình trạng khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ, bao gồm cả Alzheimer. Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng mức cholesterol HDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.

Cholesterol cao đã được xác định là một yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ do mạch máu não (vascular dementia), đồng thời cũng có liên quan đến các loại sa sút trí tuệ khác. Tuy nhiên, cơ chế tác động cụ thể của cholesterol đến quá trình gây sa sút trí tuệ vẫn cần được nghiên cứu thêm để có thể cải thiện phương pháp kiểm tra và điều trị bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Testosterone có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?
Testosterone có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?

Một số nghiên cứu cho thấy mức testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không chỉ ra rằng liệu liệu pháp testosterone có trực tiếp làm giảm cholesterol hoặc huyết áp hay không.

Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?
Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?

Ngủ quá nhiều và ngủ quá ít đều có tác động tiêu cực đến mức lipid, làm tăng nguy cơ bị triglyceride cao, mức HDL thấp và LDL cao (đặc biệt ở phụ nữ).

6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc
6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc

Nếu tình trạng cholesterol cao chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà, chưa cần dùng đến thuốc để kiểm soát và hạ cholesterol hiệu quả.

Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?
Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?

Uống rượu ở mức nhẹ đến vừa có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL), tuy nhiên uống quá nhiều có thể làm tăng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride – từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?
Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da như nổi sần, mảng da mềm màu vàng nhạt hoặc đổi màu da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây