1

6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc

Nếu tình trạng cholesterol cao chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà, chưa cần dùng đến thuốc để kiểm soát và hạ cholesterol hiệu quả.
Hình ảnh 23 6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc

Để điều trị cholesterol cao, bác sĩ thường khuyến nghị dùng thuốc kê đơn trước tiên, đặc biệt là khi cholesterol ở mức rất cao thì việc dùng thuốc lại càng nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng cholesterol cao chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn hoàn toàn có thể thử điều chỉnh bằng các biện pháp tại nhà, chưa cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 6 cách đơn giản giúp kiểm soát và hạ cholesterol hiệu quả.

6 cách giảm cholesterol không cần dùng thuốc

Nhiều người muốn ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng thực phẩm bổ sung để hạ cholesterol trước khi phải dùng thuốc. Dưới đây là 6 gợi ý bạn có thể áp dụng:

1. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) hoặc chất béo chuyển hóa (trans fat) có thể làm tăng cholesterol trong máu.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị lượng chất béo bão hòa mỗi ngày chỉ nên chiếm dưới 6% tổng lượng calo nạp vào cơ thể.

2. Ăn nhiều chất xơ hòa tan

Tăng cường chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol xấu (LDL) hiệu quả.

Có một số cách đơn giản để bổ sung thêm chất xơ hòa tan hằng ngày là uống thêm thực phẩm bổ sung psyllium (một loại chất xơ hòa tan), ăn yến mạch vào buổi sáng hoặc ăn nhiều rau củ, trái cây.

3. Tập thể dục đều đặn

Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ nhưng kể cả người gầy cũng vẫn có thể bị cholesterol cao.

Tập luyện thể thao giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bạn nên duy trì các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội ít nhất 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ giảm cholesterol.

4. Hạn chế rượu bia

Khi uống rượu bia, gan sẽ chuyển hóa thành triglyceride và cholesterol — làm tăng mỡ máu. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể làm tăng huyết áp và gây khó kiểm soát cân nặng.

Giảm hoặc ngưng uống rượu bia là một trong những cách đơn giản giúp hạ cholesterol.

5. Bổ sung dầu cá

Dầu cá chứa các acid béo omega-3, có tác dụng giúp giảm triglyceride trong máu (dù hiệu quả còn tùy từng người). Ngoài ra, dầu cá còn giúp giảm viêm trong cơ thể.

Dầu cá có thể không làm giảm trực tiếp cholesterol xấu (LDL) nhưng vẫn mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch.

6. Uống thực phẩm bổ sung từ tỏi

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi có thể giúp giảm nhẹ cholesterol xấu (LDL) và triglyceride.

Từ năm 2000, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tỏi có thể làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của cơ thể. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định chắc chắn cơ chế tác động này.

Bạn có thể dễ dàng mua viên uống tỏi tại các cửa hàng thực phẩm chức năng hoặc đơn giản là tăng cường dùng tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày.

Vì sao nên ưu tiên giảm cholesterol không dùng thuốc?

Có nhiều lý do khiến người bệnh muốn thử các biện pháp tự nhiên trước khi dùng thuốc hạ cholesterol.

Thuốc statin là nhóm thuốc thường được dùng để kiểm soát cholesterol cao. Tuy nhiên, statin có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến nhiều người e ngại, ví dụ như:

  • Đau nhức cơ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Khó tiêu
  • Giảm số lượng tiểu cầu trong máu

Ngoài ra, việc dùng statin kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở một số người, đặc biệt là những người vốn đã có nguy cơ cao.

Nếu bạn lo ngại về tác dụng phụ của thuốc statin, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các lựa chọn khác phù hợp hơn.

Khi nào cần đi khám để phòng ngừa cholesterol cao?

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, vì vậy có nhiều người mắc bệnh mà không hề hay biết.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bạn nên kiểm tra mức cholesterol định kỳ:

  • Cứ 5 năm một lần kể từ sau 20 tuổi
  • Thường xuyên hơn nếu trong gia đình có người bị cholesterol cao hoặc mắc bệnh tim mạch

Cholesterol cao có ảnh hưởng như thế nào?

Cholesterol là một chất béo do gan sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tế bào và nhiều quá trình khác của cơ thể.

Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo hoặc dầu mỡ sẽ kích thích gan sản xuất thêm cholesterol. Ngoài ra, cholesterol cũng có nhiều trong thịt và các sản phẩm từ sữa.

Khi xét nghiệm mỡ máu, kết quả thường sẽ cho biết 2 chỉ số chính là LDL cholesterol và HDL cholesterol:

  • LDL cholesterol (cholesterol xấu): LDL cao cũng thường đi kèm triglyceride cao, triglyceride là một loại chất béo trong máu được cơ thể chuyển hoá lượng calo thừa từ chế độ ăn uống thành. Nếu nồng độ LDL cao, chất béo này dễ tích tụ thành mảng bám trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch và làm lòng mạch hẹp lại, kém đàn hồi.
  • HDL cholesterol (cholesterol tốt): HDL giúp vận chuyển bớt cholesterol xấu ra khỏi máu. Lượng HDL thấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tiên lượng của người bị cholesterol cao

Nếu bị cholesterol cao, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng này một cách đáng kể bằng cách thay đổi lối sống. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện có thể giúp giảm từ 20–30% nồng độ cholesterol.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp tự nhiên mà chỉ số LDL (cholesterol xấu) vẫn ở mức nguy hiểm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát hiệu quả hơn.

Việc điều trị cholesterol cao cần được tư vấn và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chất xơ có giúp giảm cholesterol không?
Chất xơ có giúp giảm cholesterol không?

Chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như yến mạch, táo và đậu các loại có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol “xấu”). Việc tăng lượng chất xơ hòa tan, tập thể dục đều đặn và giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể hỗ trợ hạ mức cholesterol.

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Có nên thay đổi chế độ ăn khi dùng thuốc chẹn beta hay không?
Có nên thay đổi chế độ ăn khi dùng thuốc chẹn beta hay không?

Nước cam, thực phẩm bổ sung kali và đồ uống chứa caffein có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc chẹn beta. Bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm an toàn tùy theo loại thuốc và tình trạng sức khỏe của bạn.

Các loại thuốc thường dùng để làm giảm mức triglyceride là gì?
Các loại thuốc thường dùng để làm giảm mức triglyceride là gì?

Có một số loại thuốc có thể giúp làm giảm mức triglyceride trong máu nhưng cần kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chẳng hạn như duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để phát huy hiệu quả của những thuốc này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây