1

Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da như nổi sần, mảng da mềm màu vàng nhạt hoặc đổi màu da.
Hình ảnh 28 Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?

Cholesterol cao là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi có quá nhiều cholesterol lưu thông trong máu. Cholesterol là một loại chất béo (lipid) có thể tích tụ thành mảng bám trong lòng động mạch, khiến động mạch bị thu hẹp và cản trở lưu thông máu đến và đi từ tim. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Vì vậy, nhiều người không biết mình có cholesterol cao cho đến khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị cholesterol cao đôi khi lại chính là các nốt sần bất thường, mảng da mềm màu vàng nhạt, hoặc vùng da đổi màu ở các chi.

Những triệu chứng trên da này có thể là dấu hiệu đáng chú ý cho thấy bạn cần kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể.

Dưới đây là tổng quan về ảnh hưởng của tình trạng cholesterol cao không kiểm soát – bao gồm cả tăng cholesterol máu có yếu tố di truyền – đến làn da và những khuyến nghị khi gặp phải trường hợp này.

Mức cholesterol bao nhiêu là quá cao?

Xét nghiệm lipid máu (lipid panel) có thể giúp đo tổng lượng cholesterol trong máu.

  • Dưới 200 mg/dL: mức tối ưu
  • Từ 200–240 mg/dL: mức giới hạn cao
  • Từ 240 mg/dL trở lên: mức cao

Tính đến năm 2022, có hơn 94 triệu người Mỹ trên 20 tuổi được ghi nhận có mức cholesterol giới hạn cao hoặc cao. Các chuyên gia cho rằng còn nhiều trường hợp khác vẫn chưa được chẩn đoán.

Cholesterol cao ảnh hưởng đến da như thế nào?

Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, chúng có thể tích tụ thành các mô mỡ dưới da, gây ra các nốt sần nhỏ màu vàng hoặc cam chứa đầy chất béo.

Cholesterol cũng có thể làm tắc nghẽn các mao mạch, là những mạch máu nhỏ cung cấp oxy cho da. Khi đó, màu sắc da có thể thay đổi, tình trạng này cũng có thể góp phần làm trầm trọng thêm một số bệnh ngoài da như vảy nến (psoriasis).

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cholesterol cao có thể dẫn đến thuyên tắc cholesterol, xảy ra khi một tinh thể cholesterol từ mảng bám trong động mạch bong ra và làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch. Điều này có thể gây ra loét da hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

Làm gì nếu da có dấu hiệu liên quan đến cholesterol cao?

Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác tình trạng da, sau đó điều trị nguyên nhân gốc rễ, bao gồm kiểm soát mức cholesterol và triglyceride trong máu. Điều này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các dấu hiệu trên da cho thấy bạn có thể bị cholesterol cao

Những vấn đề về da do cholesterol và triglyceride trong máu cao có thể ở mức nhẹ đến nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất.

U vàng da (Xanthoma)

U vàng là hiện tượng lắng đọng chất béo (lipid) ảnh hưởng đến da, mô dưới da hoặc gân. Có nhiều dạng u vàng khác nhau:

  • U vàng phát ban (eruptive xanthoma): xuất hiện đột ngột nhiều nốt sần giống như phát ban, chứa chất béo từ cholesterol
  • U vàng thể củ hoặc u vàng ở gân (tuberous/tendinous xanthomas): là các cục u thường thấy ở khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay hoặc mông
  • U vàng thể sùi, có hình dạng giống mụn cóc (verrucous xanthomas): xuất hiện ở niêm mạc miệng, đôi khi ở cơ quan sinh dục
  • U vàng thể phẳng (planar xanthomas): là những mảng phẳng hoặc hơi nhô cao, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
  • U vàng quanh mắt (Xanthelasma)

Đây là dạng phổ biến nhất của u vàng phẳng. Xanthelasma là những mảng mềm màu vàng nhạt quanh mắt, thường tập trung ở vùng gần khóe mắt phía gần sống mũi. Thường xuất hiện ở mí trên nhiều hơn mí dưới, nhưng cũng có thể gặp ở cả hai mí.

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Vảy nến là một bệnh da liễu viêm mãn tính, khiến da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa, nhô cao do chu kỳ tái tạo da diễn ra quá nhanh. Đây là bệnh tự miễn, gây phản ứng viêm lan rộng trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu năm 2017, vảy nến có liên quan đến mức cholesterol cao nhưng cơ chế chính xác vẫn chưa được xác định. Nếu bị vảy nến, bạn nên xét nghiệm cholesterol và triglyceride định kỳ.

Thuyên tắc cholesterol (Cholesterol embolism)

Thuyên tắc cholesterol xảy ra khi các tinh thể cholesterol từ mảng bám trong động mạch lớn bong ra và trôi theo dòng máu, rồi mắc kẹt trong các động mạch hoặc mạch máu nhỏ hơn.

Điều này có thể gây tắc nghẽn dòng máu tại vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến tổn thương và các biểu hiện ngoài da như:

  • Loét chân
  • Da đổi màu
  • Hoại tử (gangrene)
  • Ngón chân chuyển màu xanh tím
  • Hiện tượng livedo reticularis (mạng lưới tím đỏ dưới da)

Livedo reticularis

Livedo reticularis là hiện tượng da xuất hiện các vệt loang lổ màu xanh tím theo dạng lưới, thường thấy ở đùi, bàn chân, ngón chân, mông, cẳng chân hoặc các chi. Nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này, trong đó có thuyên tắc cholesterol.

Nếu hiện tượng này không tự hết và da chuyển sang màu tím sẫm hoặc đen, bạn nên đi khám ngay vì có thể đang gặp tình trạng tắc mạch nghiêm trọng cần cấp cứu y tế.

Mắt cũng có thể biểu hiện dấu hiệu của tình trạng cholesterol cao

Nếu bạn dưới 45 tuổi và gần đây thấy xuất hiện một vòng tròn quanh tròng đen (mống mắt) mà trước đó không có, bạn có thể đang mắc bệnh đục rìa giác mạc (corneal arcus).

Đây là một vòng màu nhạt do chất béo lắng đọng thành màu xám, vàng hoặc trắng ở rìa ngoài của giác mạc. Vòng này thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng nếu xuất hiện trước 45 tuổi, đó có thể là dấu hiệu của cholesterol cao hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình (một rối loạn di truyền).

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như bệnh tim mạch và đột quỵ. Việc kiểm tra cholesterol định kỳ là rất quan trọng, kể cả khi bạn không có triệu chứng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị:

  • Người từ 20 tuổi trở lên nên xét nghiệm cholesterol
  • Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp, nên xét nghiệm mỗi 5 năm
  • Người có bệnh tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ nên kiểm tra thường xuyên hơn

Làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng trên da do cholesterol cao?

Để điều trị hiệu quả, cần xác định nguyên nhân gốc rễ dẫn đến vấn đề ở da. Bác sĩ có thể:

  • Chẩn đoán tình trạng da
  • Cảnh báo các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn
  • Đề xuất phương pháp điều trị phù hợp

Nếu nguyên nhân là do cholesterol cao, bác sĩ có thể đề xuất các thay đổi lối sống như:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn
  • Giảm căng thẳng
  • Bỏ thuốc lá nếu đang hút

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần dùng thuốc hạ cholesterol.

Làm thế nào để giảm cholesterol?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đưa ra các khuyến nghị chính để giảm hoặc ngăn ngừa cholesterol cao:

  • Xét nghiệm kiểm tra cholesterol định kỳ và trao đổi với bác sĩ
  • Ăn theo chế độ tốt cho tim mạch
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Ngừng hút thuốc nếu đang hút
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì

Kết luận

Cholesterol cao là tình trạng phổ biến với hàng triệu người bị mắc phải, nhiều người trong số đó còn không hề biết mình mắc bệnh do các triệu chứng ít khi xuất hiện rõ.

Khi chất béo (cholesterol và triglyceride) tích tụ trong máu, chúng có thể hình thành mảng bám trong động mạch và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tim mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gây các vấn đề về da.

Nếu bạn thấy xuất hiện các cục mỡ dưới da, mảng vàng quanh mắt, hoặc da đổi màu ở mức từ nhẹ đến nặng, đó có thể là biểu hiện da do cholesterol cao.

Điều quan trọng trước tiên là cần làm xét nghiệm máu và trao đổi với bác sĩ để kiểm tra và kiểm soát cholesterol. Nếu cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về da, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống để làm giảm mức cholesterol và điều trị bệnh ở da.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?
Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?

Uống rượu ở mức nhẹ đến vừa có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL), tuy nhiên uống quá nhiều có thể làm tăng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride – từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?

Phình động mạch não có thể đe dọa tính mạng và là tình trạng khó phát hiện. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) cùng các xét nghiệm có sử dụng thuốc cản quang có thể giúp bác sĩ xác định sự hiện diện, vị trí và hình dạng của túi phình động mạch não.

Tuyến giáp ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?
Tuyến giáp ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?

Khi bị suy giáp, cơ thể không thể phân hủy và đào thải LDL cholesterol hiệu quả như bình thường, dẫn đến sự tích tụ LDL trong máu. Ngược lại, cường giáp có thể làm giảm mức cholesterol xuống mức thấp bất thường.

Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?
Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?

Dù ít gặp hơn nhiều so với cholesterol cao nhưng vẫn có trường hợp cholesterol bị giảm xuống mức quá thấp. Cholesterol thấp có thể góp phần dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như ung thư, trầm cảm và lo âu.

Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?
Cholesterol cao có gây sa sút trí tuệ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng cholesterol cao và nguy cơ mắc các dạng sa sút trí tuệ khác nhau, bao gồm sa sút trí tuệ do mạch máu não (vascular dementia), bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây