Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?

Ngủ quá nhiều và ngủ quá ít đều có tác động tiêu cực đến mức lipid, làm tăng nguy cơ bị triglyceride cao, mức HDL thấp và LDL cao (đặc biệt ở phụ nữ).
Hình ảnh 21 Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?

Để kiểm soát cholesterol cao, ngoài chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục, các nhà nghiên cứu hiện nay cũng đang tìm hiểu về số giờ ngủ mỗi đêm và đã có phát hiện quan trọng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Cholesterol là gì?

Cholesterol thường được xem là có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, cholesterol đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất vitamin D và một số hormone và thậm chí còn tham gia quá trình tạo ra màng tế bào.

Có nhiều loại cholesterol khác nhau. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là loại cholesterol thường gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe. LDL bao gồm nhiều chất béo hơn là protein. Quá nhiều LDL có thể tích tụ và hình thành các mảng lipid trong động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch.

Ngược lại, cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) lại có khả năng loại bỏ cholesterol dư thừa. HDL chuyển các dưỡng chất thiết yếu đến cơ thể trước tiên và sau đó loại bỏ những chất có thể dẫn đến tích tụ. Thay vì tránh hoàn toàn cholesterol, bạn cần biết cách chọn loại cholesterol phù hợp để bổ sung trong chế độ ăn uống và làm thế nào để điều chỉnh các chỉ số cholesterol ở mức an toàn.

Ai có nguy cơ mắc cholesterol LDL cao?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị người trưởng thành trên 20 tuổi nên kiểm tra mức cholesterol thường xuyên. Bạn có thể làm xét nghiệm máu này khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cần đặc biệt chú ý đến mức cholesterol nếu có huyết áp cao, trên 45 tuổi (nam) hoặc 50 tuổi (nữ), hút thuốc, hoặc có tiền sử gia đình mắc cholesterol cao.

Bạn cũng có thể có nguy cơ bị cholesterol cao nếu chế độ ăn uống thiếu cân bằng, ít vận động hoặc đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Các nhà khoa học hiện nay cũng đang nghiên cứu mối liên hệ giữa giấc ngủ và cholesterol cao.

Cholesterol và giấc ngủ

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng cả việc ngủ quá nhiều và ngủ quá ít đều có tác động tiêu cực đến mức lipid. Họ đã nghiên cứu một nhóm gồm 1.666 nam giới và 2.329 nữ giới trên 20 tuổi. Kết quả cho thấy ngủ ít hơn năm giờ hoặc hơn tám giờ mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ bị triglyceride cao và mức HDL thấp ở phụ nữ. Nam giới ít bị ảnh hưởng do ngủ quá nhiều hơn so với phụ nữ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Cardiovascular Nursing, ngủ ít cũng dẫn đến mức cholesterol LDL cao. Những người ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm bị tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ngáy ngủ có thể dẫn đến mức cholesterol HDL "tốt" thấp hơn.

Ở thanh thiếu niên, giấc ngủ cũng có ảnh hưởng đến cholesterol. Trong một nghiên cứu khác được công bố trên Sleep, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc thiếu ngủ sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn các thực phẩm giàu cholesterol, giảm mức độ hoạt động thể chất và tăng mức độ căng thẳng. Phụ nữ trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn do thói quen ngủ so với nam giới, tuy nhiên mức cholesterol của nhóm này có thể cải thiện với mỗi giờ ngủ thêm.

Trong hầu hết các nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu giải thích rằng các thói quen sống khác cũng góp phần dẫn đến mức cholesterol cao. Một số người có thói quen ngủ ít, đồng thời cũng hút thuốc, có chế độ ăn uống thiếu cân bằng hoặc ít tập thể dục sẽ nguy cơ bị cholesterol cao cao hơn.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc duy trì thói quen ngủ lành mạnh, bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp khác để làm giảm nguy cơ mắc cholesterol cao và bệnh tim mạch, đặc biệt là chế độ ăn uống. Để kiểm soát cholesterol, hãy tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, như thịt, bơ, phô mai và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giúp giảm cholesterol LDL, như các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu và yến mạch.

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên đi bộ hoặc tập thể dục vừa phải ít nhất 40 phút mỗi ngày, ba đến bốn lần mỗi tuần. Nếu không thích đi bộ, bạn có thể thử đạp xe, chạy bộ, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động nào giúp cơ thể vận động và tim đập nhanh hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề nào đó, hãy thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ gây cholesterol cao, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu nhanh và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Đôi khi, chỉ cần thay đổi lối sống cũng có thể giúp cải thiện chỉ số cholesterol. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc statin để giảm cholesterol nếu cần thiết.

Nếu bị khó ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy thử đi ngủ sớm hơn vì chỉ thêm một giờ ngủ mỗi đêm cũng đã có thể giúp cải thiện được chỉ số cholesterol. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga và thiền để thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu các phương pháp tại nhà không giúp ích, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn những phương pháp phù hợp hoặc có thể kê đơn thuốc.

Để chăm sóc sức khỏe tim mạch cũng như sức khoẻ tổng thể, bạn nên duy trì thói quen ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?
Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da như nổi sần, mảng da mềm màu vàng nhạt hoặc đổi màu da.

Tiếng thổi ở tim có phải là dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại không?
Tiếng thổi ở tim có phải là dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại không?

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh tim di truyền khiến thành của tâm thất trái bị dày lên và bị cứng lại. Không phải lúc nào bệnh cũng có triệu chứng. Tuy nhiên, tiếng thổi ở tim là một dấu hiệu điển hình ở những người có triệu chứng của HCM.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?

Phình động mạch não có thể đe dọa tính mạng và là tình trạng khó phát hiện. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) cùng các xét nghiệm có sử dụng thuốc cản quang có thể giúp bác sĩ xác định sự hiện diện, vị trí và hình dạng của túi phình động mạch não.

Tuyến giáp ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?
Tuyến giáp ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?

Khi bị suy giáp, cơ thể không thể phân hủy và đào thải LDL cholesterol hiệu quả như bình thường, dẫn đến sự tích tụ LDL trong máu. Ngược lại, cường giáp có thể làm giảm mức cholesterol xuống mức thấp bất thường.

Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?
Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?

Dù ít gặp hơn nhiều so với cholesterol cao nhưng vẫn có trường hợp cholesterol bị giảm xuống mức quá thấp. Cholesterol thấp có thể góp phần dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như ung thư, trầm cảm và lo âu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây