Người bị cholesterol cao có theo được chế độ ăn Keto không?

Chế độ ăn keto (viết tắt của ketogenic) là một chế độ ăn phổ biến, được nhiều người áp dụng để giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn này giới hạn lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày xuống còn khoảng 20–50 gram, buộc cơ thể chuyển từ việc sử dụng glucose (một loại đường) làm nguồn năng lượng chính sang ketone – một hợp chất được tạo ra khi chất béo bị phân giải.
Khi chuyển sang sử dụng ketone, cơ thể sẽ bước vào trạng thái trao đổi chất tự nhiên gọi là ketosis.
Nhìn chung, chế độ ăn keto được xem là an toàn và phù hợp với phần lớn người trưởng thành dù vẫn cần thêm nghiên cứu về tác động lâu dài.
Tuy nhiên, chế độ ăn keto sẽ không phù hợp nếu bạn mắc các tình trạng:
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Tăng cholesterol máu do di truyền (Familial Hypercholesterolemia)
- Tăng lipid máu do chất béo
Ngoài ra, nếu bị các tình trạng sau, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu chế độ keto:
- Tiểu đường type 1
- Vấn đề về túi mật
- Rối loạn chuyển hóa chất béo do di truyền
Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chế độ ăn keto có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và làm tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm khi trưởng thành. Chế độ này cũng có thể khiến bạn khó hấp thụ đủ một số dưỡng chất thiết yếu. Vì vậy, cần thêm nghiên cứu để xác định tính an toàn của chế độ ăn keto trong thai kỳ.
Nếu bạn có mức cholesterol cao và đang muốn thử chế độ ăn keto, cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ để xem liệu chế độ này có phù hợp với tình trạng cholesterol và sức khỏe tổng thể của mình hay không.
Phần lớn nghiên cứu cho thấy chế độ ăn keto có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol “xấu”), đồng thời tăng HDL (cholesterol “tốt”).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chế độ ăn keto có thể làm tăng LDL và cholesterol toàn phần tạm thời. Dù vậy, theo thời gian, các mức này có xu hướng giảm trở lại, trong khi HDL có thể tiếp tục tăng.
Nếu bạn đã có cholesterol cao từ trước, cần điều chỉnh chế độ keto để tránh làm tình trạng xấu đi:
- Tránh chất béo chuyển hóa nhân tạo, thịt chế biến sẵn và đồ chiên vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Hạn chế chất béo bão hòa và tăng cường chất béo không bão hòa đơn để có thể làm giảm cholesterol. Các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn gồm: bơ, dầu ô liu, các loại hạt và bơ từ hạt.
- Bổ sung chất béo không bão hòa đa, đặc biệt là omega-3, giúp giảm triglyceride và tăng HDL. Các nguồn cung cấp nhiều omega-3 bao gồm: hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và các loại cá béo như cá hồi.
Cuối cùng, mặc dù keto là chế độ ăn ít carbohydrate nhưng điều này không có nghĩa là không nên bổ sung chất xơ. Bạn nên ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, hạt giống, quả mọng và rau ít tinh bột — vì chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là một phương pháp giúp xác định vị trí, kích thước và hình dạng của phình động mạch não.

Nguy cơ độ cao lớn gây nguy hiểm cho người bị phình mạch não chưa vỡ là tương đối thấp. Tuy nhiên, nồng độ oxy giảm và sự thay đổi áp suất khí quyển có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Dù ít gặp hơn nhiều so với cholesterol cao nhưng vẫn có trường hợp cholesterol bị giảm xuống mức quá thấp. Cholesterol thấp có thể góp phần dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như ung thư, trầm cảm và lo âu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng cholesterol cao và nguy cơ mắc các dạng sa sút trí tuệ khác nhau, bao gồm sa sút trí tuệ do mạch máu não (vascular dementia), bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.

Rối loạn cương dương (ED) có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sức khỏe tim mạch kém. Mức cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ED.