Những vấn đề do xơ vữa động mạch gây ra có hồi phục được không?

Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch là tình trạng mảng bám từ cholesterol, chất béo và một số thành phần khác tích tụ lại trong lòng động mạch, khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại. Vì thế mà bệnh còn có tên là xơ cứng động mạch.
Bệnh xơ cứng động mạch bắt đầu chậm và tiến triển dần dần theo thời gian. Ở những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, cholesterol thừa sẽ dần dần tích tụ lại trên thành động mạch. Sau đó, cơ thể phản ứng với mảng bám này bằng cách đưa các tế bào bạch cầu đến để tấn công, giống như cách mà cơ thể tấn công vi khuẩn xâm nhập.
Sau khi ăn cholesterol, các tế bào này sẽ chết đi và cũng bắt đầu tích tụ lại trong động mạch rồi dẫn đến viêm. Khi tình trạng viêm kéo dài, sẹo sẽ bắt đầu hình thành. Ở giai đoạn này, các mảng bám bên trong động mạch đã cứng lại.
Khi động mạch bị thu hẹp, máu sẽ không thể lưu thông qua để đến các vị trí cần được cung cấp máu. Nếu có cục máu đông tách ra khỏi một vị trí nào đó trong cơ thể thì nó có thể bị mắc kẹt lại trong động mạch hẹp và cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp máu, điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Đôi khi, những mảng bám lớn có thể bị bong ra và lượng máu đang bị ứ bỗng chốc lưu thông trở lại về tim. Hiện tượng máu dồn về bất ngờ như vậy có thể khiến tim ngừng đập, gây ra nhồi máu cơ tim và tử vong.
Phươngg pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch
Các phương pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch:
- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) để quan sát bên trong các động mạch và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn.
- Chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay. Bác sĩ sẽ lấy huyết áp ở mắt cá chân và so sánh với huyết áp ở cánh tay. Nếu có sự khác biệt bất thường thì có thể bạn đã mắc bệnh động mạch ngoại biên.
- Nghiệm pháp gắng sức. Bác sĩ theo dõi nhịp tim và nhịp thở trong khi bạn thực hiện các hoạt động thể chất như đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh trên máy chạy bộ. Vì vận động làm cho tim làm việc nhiều hơn nên phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện ra các vấn đề bất thường
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Một khi được chẩn đoán mắc bệnh xơ vữa động mạch thì điều đầu tiên cần làm là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Mảng bám một khi đã tích tụ trong động mạch thì chỉ có thể giảm được khoảng 0.01mm sau khoảng từ một đến hai năm kể từ khi được phát hiện.
Các biện pháp điều trị kết hợp với những thay đổi về thói quen sống và chế độ ăn uống có thể giúp ngăn sự tiến triển của bệnh xơ cứng động mạch chứ không thể khắc phục được những vấn đề đã xảy ra.
Bệnh nhân xơ vữa động mạch thường phải dùng một số loại thuốc để giảm các cơn đau ngực hoặc đau chân.
Trong số các loại thuốc thì statin là nhóm thuốc thường được sử dụng phổ biến nhất. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn một loại enzyme trong gan mà cơ thể sử dụng để tạo ra LDL cholesterol hay cholesterol xấu.
Nồng độ LDL cholesterol càng thấp thì càng giảm nguy cơ tích tụ mảng bám. Có 7 loại statin đã được phê duyệt:
-
Atorvastatin
-
Fluvastatin
-
Lovastatin
-
Pitavastatin
-
Pravastatin
-
Rosuvastatin
-
Simvastatin
Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên là hai điều rất quan trọng để hạ huyết áp và nồng độ cholesterol, đây chính là hai yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Ngay cả khi đang dùng statin thì bạn vẫn sẽ cần chú ý ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch và tăng cường vận động.
Nếu bạn hút thuốc thì nên bỏ càng sớm càng tốt. Hút thuốc sẽ gây tích tụ mảng bám trong động mạch, làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể và dẫn đến tăng huyết áp, gây áp lực lên các động mạch.
Dưới đây là một số thay đổi mà bạn nên thực hiện để kiểm soát tình trạng xơ vữa động mạch.
Tập thể dục
Cố gắng tập thể dục từ 30 đến 60 phút mỗi ngày với các bài tập cardio cường độ vừa phải. Điều này vừa giúp giảm cân, duy trì huyết áp ổn định và tăng mức cholesterol tốt.
Chế độ ăn uống
Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do xơ vữa động mạch. Sau đây là một số lưu ý về chế độ ăn hàng ngày :
- Bổ sung nhiều chất xơ
- Ăn nhiều trái cây và rau củ.
- Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Loại chất béo có trong các thực phẩm này sẽ không làm tăng lượng cholesterol xấu.
- Hạn chế cholesterol trong bữa ăn. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như phô mai, sữa nguyên kem và trứng.
- Tránh chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Đây là những loại chất béo thường có trong thực phẩm chế biến sẵn và cả hai đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol hơn.
- Hạn chế lượng natri (muối). Lượng natri quá cao trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ góp phần làm tăng huyết áp.
- Hạn chế uống rượu. Uống rượu quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp và góp phần gây tăng cân bởi rượu có lượng calo rất cao.
Phải làm gì nếu thuốc không có tác dụng?
Khi các loại thuốc đang dùng không có hiệu quả và tình trạng tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng thì sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ mảng bám khỏi động mạch hoặc tạo đường dẫn máu mới vòng qua vị trí động mạch bị tắc nghẽn.

Van động mạch chủ hai mảnh là một dị tật tim bẩm sinh, đôi khi khiến tim khó có thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Mặc dù phương pháp chính để điều trị bệnh động mạch ngoại biên là dùng thuốc nhưng chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.

Huyết khối động mạch vành là một nguyên nhân phổ biến gây đột tử do tim, chiếm khoảng 1/3 số ca đột tử do tim ở Hoa Kỳ, tương đương khoảng 200.000 ca tử vong mỗi năm.

Giãn động mạch vành (coronary artery aneurysm – CAA) là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong nếu không được điều trị.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) là tình trạng các động mạch ở vùng đầu bị viêm và sưng, khiến lòng mạch thu hẹp và hạn chế lưu lượng máu. Nếu mắt không nhận đủ máu, thị lực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa đột ngột.