1

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến mức cholesterol?

Mãn kinh có thể dẫn đến sự thay đổi trong hormone và quá trình trao đổi chất, khiến mức estrogen giảm xuống, từ đó làm tăng mức cholesterol.
Hình ảnh 19 Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến mức cholesterol?

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời khi một người có buồng trứng không còn hành kinh trong hơn 12 tháng. Trung bình, giai đoạn này xảy ra vào khoảng 51 tuổi.

Trong giai đoạn này, hormone có sự thay đổi. Đặc biệt, buồng trứng sản xuất ít estrogen hơn và mức độ hormone sinh dục này giảm đi.

Kết quả là các triệu chứng gây khó chịu có thể thường xuyên xuất hiện. Các triệu chứng này có thể bao gồm bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng và quá trình trao đổi chất bị chậm lại.

Sau mãn kinh, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của mãn kinh đối với mức cholesterol.

Bài viết này sẽ tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa mãn kinh và mức cholesterol trong máu.

Mãn kinh ảnh hưởng đến mức cholesterol như thế nào?

Mãn kinh có thể dẫn đến sự thay đổi trong hormone và quá trình trao đổi chất, từ đó làm thay đổi lipid profile.

Lipid profile là một nhóm các xét nghiệm máu đo lường loại chất béo trong máu, giúp xác định các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Lipid profile giúp xác định các chỉ số sau:

  • Tổng cholesterol
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), còn gọi là "cholesterol tốt"
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), còn gọi là "cholesterol xấu"
  • Triglycerides

Mức lipid cao, bao gồm cholesterol LDL và triglycerides, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mãn kinh có liên quan đến vấn đề này do estrogen hormone sinh dục có nhiều cơ chế bảo vệ tim mạch bị giảm đi trong giai đoạn này.

Estrogen tác động lên gan để điều chỉnh quá trình trao đổi lipid và duy trì lipid profile khỏe mạnh.

Vì vậy, khi mãn kinh bắt đầu và mức estrogen giảm xuống, khả năng duy trì lipid profile khỏe mạnh của cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến mức cholesterol tăng lên.

Một nghiên cứu tổng hợp 66 nghiên cứu đã chỉ ra rằng người sau mãn kinh có mức cholesterol LDL và tổng cholesterol cao hơn, cũng như mức triglyceride cao hơn so với người trước mãn kinh. Mức cholesterol LDL và tổng cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu quan sát khác cũng cho kết quả tương tự, ngoại trừ việc người sau mãn kinh có mức cholesterol HDL thấp hơn, điều này sẽ càng làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch.

(Tuy nhiên, các nghiên cứu quan sát được thiết kế để tìm ra các mối liên hệ nhưng không thể giải thích nguyên nhân và kết quả hay lý do tại sao có các mối liên hệ đó. Kết quả của những nghiên cứu này không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ vấn đề như các loại nghiên cứu khác do có các yếu tố gây nhiễu).

Cách quản lý mức cholesterol trong giai đoạn mãn kinh

Bạn có thể thực hiện nhiều thay đổi lối sống mà để quản lý mức cholesterol trong giai đoạn mãn kinh cũng như những giai đoạn nào trong cuộc sống.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Hãy tập trung vào việc tăng cường lượng chất xơ hòa tan vì chất xơ hòa tan có thể liên kết với cholesterol và giúp cholesterol được thải ra khỏi cơ thể qua phân.

Hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như:

  • Các loại họ đậu như đậu edamame, đậu gà, đậu Hà Lan và đậu lăng
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch và yến mạch
  • Trái cây và rau quả tươi như táo và cà rốt
  • Các loại thực phẩm bổ sung chất xơ như psyllium

Ngoài ra, hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu axit béo omega-3 tốt cho tim như cá hồi, quả óc chó, hạt lanh xay, dầu ô liu và quả bơ. Tăng cường lượng axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm mức cholesterol.

Hãy chú ý đến lượng chất béo bão hòa tiêu thụ. Lượng chất béo bão hòa dư thừa trong chế độ ăn từ các nguồn như thịt đỏ, các sản phẩm sữa giàu chất béo và bơ có thể làm tăng mức cholesterol LDL.

Protein từ đậu nành có thể có tác động tích cực đối với mức cholesterol ở người sau mãn kinh. Hãy thường xuyên ăn đậu hũ, đậu edamame, hạt đậu nành và sữa đậu nành.

Tập thể dục có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải và tập thể lực ít nhất 2 ngày mỗi tuần.

Ngoài ra, hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ lớn gây bệnh tim. Nếu có hút thuốc, bạn có thể xem xét tham gia một chương trình cai thuốc để bỏ thói quen này.

Câu hỏi thường gặp

Mãn kinh có thể gây cholesterol cao không?

Mãn kinh không gây cholesterol cao nhưng có thể làm tăng nguy cơ này.

Cholesterol cao có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm tiền sử gia đình, lối sống, hormone, bệnh nền, môi trường và nhiều yếu tố khác.

Cholesterol có giảm đi sau mãn kinh không?

Cholesterol không giảm đi vì mức estrogen bị giảm sau mãn kinh. Estrogen có vai trò trong việc duy trì mức cholesterol thấp, vì vậy khi mức estrogen giảm, mức cholesterol có thể tăng lên.

Điều quan trọng là cần tập trung vào việc quản lý mức cholesterol thông qua chế độ ăn uống và lối sống.

Làm thế nào để giảm cholesterol trong giai đoạn mãn kinh?

Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh, như các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, cá béo và dầu ô liu. Hãy xây dựng một chế độ tập thể dục hợp lý và bỏ thuốc nếu hút.

Kết luận

Trong giai đoạn mãn kinh, mức estrogen sẽ bị giảm đi, làm tăng nguy cơ bị tăng mức cholesterol vì estrogen giúp cơ thể điều chỉnh cholesterol và các lipid khác.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện rất nhiều thay đổi trong lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim sau mãn kinh, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm từ thực vật và cá béo, duy trì hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục và bỏ thuốc nếu bạn đang có thói quen này.

Mãn kinh và việc giảm estrogen chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng cholesterol. Bạn hãy thực hiện các biện pháp để có thể kiểm soát tốt mức cholesterol, từ đó duy trì sức khỏe tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?
Cholesterol có bị ảnh hưởng do thói quen ngủ hay không?

Ngủ quá nhiều và ngủ quá ít đều có tác động tiêu cực đến mức lipid, làm tăng nguy cơ bị triglyceride cao, mức HDL thấp và LDL cao (đặc biệt ở phụ nữ).

Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?
Uống rượu có ảnh hưởng đến mức cholesterol không?

Uống rượu ở mức nhẹ đến vừa có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL), tuy nhiên uống quá nhiều có thể làm tăng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride – từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?
Cholesterol cao có ảnh hưởng đến làn da không?

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da như nổi sần, mảng da mềm màu vàng nhạt hoặc đổi màu da.

Yếu tố di truyền và cholesterol cao: Gen APOE4 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Yếu tố di truyền và cholesterol cao: Gen APOE4 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Một số nghiên cứu mới cho thấy gen APOE4 có thể khiến một số người dễ bị cholesterol cao hơn người bình thường.

Cà phê ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?
Cà phê ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?

Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng mức cholesterol. Tuy có thể ảnh hưởng đến cholesterol xấu (LDL) nhưng cà phê không phải yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến suy tim hoặc các bệnh tim mạch nghiêm trọng khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây