Cà phê ảnh hưởng đến cholesterol như thế nào?

Tác động của cà phê đến cholesterol còn phụ thuộc vào cách pha và lượng cà phê tiêu thụ. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác.
Bài viết này sẽ giải thích rõ hơn về mối liên hệ giữa cà phê và mức cholesterol, cũng như những những gì bạn nên cân nhắc khi uống cà phê để đảm bảo sức khỏe.
Cà phê và cholesterol có liên quan với nhau không?
Trong nhiêu năm qua, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa cà phê và cholesterol.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất sáp do gan sản xuất tự nhiên và có mặt ở khắp cơ thể.
Ngoài lượng cholesterol cơ thể tự tạo ra, cholesterol còn có thể được hấp thụ từ thực phẩm. Khi cholesterol LDL - thường gọi là “cholesterol xấu” - tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ tăng theo. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị nên hạn chế lượng cholesterol nạp vào từ thực phẩm.
Tuy nhiên, cà phê không chứa cholesterol như các sản phẩm từ động vật. Thay vào đó, cà phê lại ảnh hưởng đến cách cơ thể tạo ra cholesterol.
Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy việc uống nhiều hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm tăng LDL ở một số người. Tuy vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các bệnh tim mạch nghiêm trọng, bao gồm suy tim, không liên quan đến việc tiêu thụ cà phê. Kết luận là cà phê không có vai trò đáng kể trong nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2024 cho thấy hợp chất cafestol trong hạt cà phê có thể làm tăng cholesterol, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá cholesterol trong cơ thể.
Nếu bạn mang đột biến gen làm chậm quá trình chuyển hoá cà phê, và uống từ hai tách trở lên mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể tăng cao.
Lợi ích khi uống cà phê
Cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy uống cà phê ở mức độ vừa phải (khoảng 3 đến 4 tách mỗi ngày) có thể đem lại lợi ích nhất định.
Một nghiên cứu năm 2024 ghi nhận nguy cơ mắc đồng thời ba bệnh chuyển hoá (ví dụ như tiểu đường và đột quỵ) có thể giảm tới 48,1% ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày (tương đương 200–300mg caffeine).
Trong một thông cáo báo chí năm 2022 của ACC, tổ chức này dẫn các nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên cùng năm.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy những người uống cà phê hằng ngày thường có nguy cơ mắc bệnh tim và rối loạn nhịp tim thấp hơn so với những người không uống cà phê thường xuyên.
Nghiên cứu này theo dõi 382.535 người không có tiền sử bệnh tim để tìm hiểu xem việc uống cà phê mỗi ngày có liên quan đến khả năng phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ trong vòng một thập kỷ hay không. Kết quả cho thấy không có mối liên quan rõ ràng.
Đặc biệt, nhóm người uống 2–3 tách cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nhóm không uống, nguy cơ đột quỵ hoặc tử vong do tim mạch thấp nhất ở những người uống 1 tách mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: “Uống cà phê hằng ngày nên được xem là một phần của chế độ ăn lành mạnh.”
Một nghiên cứu khác năm 2022 tập trung vào 34.279 người mắc rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tim mạch cho thấy việc uống cà phê mang lại lợi ích sức khỏe rõ rệt nhất ở những người uống 2–3 tách mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống cà phê mỗi ngày là an toàn đối với người có bệnh tim và không cần kiêng hoàn toàn cà phê.
Nhiều bài đánh giá trước đó cũng chỉ ra cà phê có thể giúp phòng ngừa một số bệnh như:
- Tiểu đường tuýp 2
- Bệnh gan
- Bệnh Parkinson
- Trầm cảm
Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê
Caffeine là một chất kích thích. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng như bồn chồn, mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hoá và lo âu. Một số người nhạy cảm đặc biệt với caffeine và có thể cần hạn chế lượng cà phê uống vào, hoặc chuyển sang dùng loại đã khử caffeine.
Kết luận
Dù được pha theo cách nào thì cà phê vẫn là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới.
Tuy có một số lo ngại về việc cà phê có thể làm tăng cholesterol nhưng bạn không cần phải kiêng hoàn toàn thức uống này.
Bạn có thể áp dụng các phương pháp pha như drip-brew (pha nhỏ giọt) và uống cà phê kiểu Pháp, cà phê nấu sôi hoặc espresso ở mức vừa phải để làm giảm nguy cơ tăng cholesterol.
Nếu thấy lo lắng về ảnh hưởng của cà phê tới sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Một số nghiên cứu cho thấy mức testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không chỉ ra rằng liệu liệu pháp testosterone có trực tiếp làm giảm cholesterol hoặc huyết áp hay không.

Ngủ quá nhiều và ngủ quá ít đều có tác động tiêu cực đến mức lipid, làm tăng nguy cơ bị triglyceride cao, mức HDL thấp và LDL cao (đặc biệt ở phụ nữ).

Uống rượu ở mức nhẹ đến vừa có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL), tuy nhiên uống quá nhiều có thể làm tăng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride – từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức chất béo lưu thông trong máu quá cao (bao gồm cả cholesterol và triglyceride) có thể dẫn đến các thay đổi dễ nhận thấy trên da như nổi sần, mảng da mềm màu vàng nhạt hoặc đổi màu da.

Một số nghiên cứu mới cho thấy gen APOE4 có thể khiến một số người dễ bị cholesterol cao hơn người bình thường.