1

10 loại thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp thường đòi hỏi phải kết hợp giữa dùng thuốc và chế độ ăn uống. Có nhiều cách tự nhiên để làm giảm huyết áp, trong đó có sử dụng các loại thảo mộc, chẳng hạn như quế, thảo quả, hạt cần tây, mùi tây, gừng…
10 loại thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp 10 loại thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp

Phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp hay cao huyết áp thường gồm có dùng thuốc, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống. Bên cạnh việc hạn chế muối và chất béo xấu, bạn có thể thử dùng thảo mộc để kiểm soát huyết áp.

Dưới đây là 10 loại thảo mộc có thể giúp làm giảm huyết áp. Lưu ý, một số loại thảo mộc có thể tương tác với thuốc hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh lý khác đang mắc. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc nào.

1. Quế

Quế (cinnamon) là một vị thuốc đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả tăng huyết áp.

Mặc dù chưa lý giải được hoàn toàn cơ chế làm giảm huyết áp của quế nhưng nghiên cứu trên động vật cho thấy quế có thể giúp mở rộng và làm giãn các mạch máu, điều này giúp máu chảy ra dễ dàng hơn và góp phần làm giảm huyết áp.

Một tổng quan gồm 9 nghiên cứu thực hiện trên 641 người cho thấy quế có thể làm giảm 6,2 mmHg huyết áp tâm thu và 3,9 mmHg huyết áp tâm trương. Huyết áp giảm nhiều hơn khi những người tham gia nghiên cứu dùng quế liên tục trong 12 tuần.

Bạn có thể dùng bột quế thêm vào đồ ăn, thức uống hoặc dùng viên nén tinh chất quế.

2. Hạt cần tây

Hạt cần tây (celery seed) chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, chẳng hạn như

  • Sắt
  • Magie
  • Mangan
  • Canxi
  • Chất xơ

Một số nghiên cứu cho thấy hạt cần tây có thể giúp hạ huyết áp.

Một nghiên cứu nhỏ với 52 người tham gia đã tìm hiểu về tác động của chiết xuất hạt cần tây đến huyết áp. Trong thời gian 4 tuần, một nửa số người tham gia nghiên cứu được cho dùng 1,34g chiết xuất hạt cần tây mỗi ngày và một nửa còn lại được cho dùng viên nang giả dược.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở nhóm dùng chiết xuất hạt cần tây. Huyết áp của những người dùng giả dược không có sự thay đổi.

Theo các nhà nghiên cứu, các hợp chất trong chiết xuất hạt cần tây có tác dụng như chất chẹn kênh canxi tự nhiên, nhờ đó làm giảm huyết áp.

Ngoài ra, hạt cần tây còn chứa nhiều chất xơ và chất xơ có tác dụng làm giảm huyết áp.

3. Bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu (cardamom) chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp hạ huyết áp và điều trị các triệu chứng khác của hội chứng chuyển hóa.

Bạch đậu khấu còn giúp cải thiện:

  • Thừa cân, béo phì
  • Nồng độ triglyceride trong máu
  • Nồng độ cholesterol
  • Độ nhạy insulin

Bạch đậu khấu rất dễ kết hợp vào món ăn, ví dụ như thêm vào bột làm bánh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng viên nén chiết xuất bạch đậu khấu nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

4. Tỏi

Tỏi rất giàu allicin, một hợp chất có lợi cho tim mạch và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Allicin làm giãn mạch máu, cho phép máu chảy qua dễ hơn và điều này giúp giảm huyết áp.

Một tổng quan tài liệu gồm 12 nghiên cứu trên 550 người bị tăng huyết áp cho thấy tỏi có thể làm giảm trung bình 8,3 mmHg huyết áp tâm thu và 5,5 mmHg huyết áp tâm trương. Mức giảm này tương đương thuốc điều trị tăng huyết áp.

5. Húng tây

Húng tây (basil) là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong y học thay thế vì chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy húng tây có thể làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu đã cho những con chuột bị tăng huyết áp uống các hợp chất có tác dụng hạ huyết áp trong lá húng tây xanh. Kết quả là huyết áp của những con chuột này đã giảm.

Cần phải nghiên cứu thêm để kiểm tra xem húng tây có tác dụng hạ huyết áp ở người hay không.

6. Mùi tây

Mùi tây (parsley) chứa nhiều hợp chất có tác dụng làm giảm huyết áp, chẳng hạn như vitamin C và carotenoid.

Trong một tổng quan nghiên cứu gồm 19 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung carotenoid có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Điều này được quan sát thấy ở những người bổ sung 25mg và 20mg carotenoid mỗi ngày.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sở dĩ rau mùi tây có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là nhờ đặc tính chẹn kênh canxi, nhờ đó giúp làm giãn và mở rộng mạch máu.

7. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương (thyme) chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, trong đó có axit rosmarinic.

Kết quả từ một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng axit rosmarinic giúp làm giảm huyết áp tâm thu. Hợp chất này ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (angiotensin-converting enzyme - ACE), một loại enzyme làm hẹp mạch máu và tăng huyết áp, nhờ đó giúp làm giảm huyết áp.

8. Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc và cũng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian. Từ hàng trăm năm nay, gừng đã được sử dụng cho nhiều mục đích chăm sóc sức khỏe, ví dụ như cải thiện lưu thông máu, giảm cholesterol và huyết áp. Những điều này đều có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Gừng có thể làm giảm huyết áp. Một tổng quan nghiên cứu cho thấy rằng ngoài tác dụng hạ huyết áp, gừng còn có những lợi ích khác như:

  • Chống loét và kháng cholinergic
  • Chống viêm
  • Chống buồn nôn
  • Tăng cường tuần hoàn máu
  • Kháng khuẩn

9. Câu đằng

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có tăng huyết áp.

Lưu ý, câu đằng khác với cây vuốt mèo (Uncaria tomentosa). Mặc dù có tên khoa học gần giống nhau và vẻ ngoài tương tự nhưng hai loài cây này có nguồn gốc và chứa các hoạt chất khác nhau.

Câu đằng chứa một số hợp chất, chẳng hạn như hirsutine và rhynchophylline, có thể kích thích mạch máu sản xuất oxit nitric và có đặc tính hạ huyết áp. Oxit nitric là một hợp chất hóa học giúp làm giãn mạch máu.

Sử dụng câu đằng hoặc các hợp chất trong loại thảo dược này có thể giúp giảm huyết áp và hỗ trợ lưu thông máu.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu trên người để kiểm chứng tác dụng hạ huyết áp của câu đằng.

Bạn có thể mua câu đằng tại các hiệu thuốc đông y hoặc mua viên nén chứa chiết xuất câu đằng.

10. Rau đắng biển

Rau đắng biển (Bacopa monnieri)có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, suy giảm trí nhớ và tăng huyết áp.

Trong các nghiên cứu trên động vật, rau đắng biển giúp làm giãn các mạch máu và kích thích sự giải phóng oxit nitric.

Mặc dù những phát hiện từ các nghiên cứu trên động vật rất hứa hẹn nhưng tác dụng hạ huyết áp của loại thảo dược này trên người vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để xem liệu rau đắng biển có mang lại lợi ích tương tự trên người hay không.

Bạn có thể mua viên nén chứa chiết xuất rau đắng biển tại các cửa hàng bán thực phẩm chức năng hoặc mua online nhưng cần lựa chọn những nơi uy tín.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các loại và giai đoạn tăng huyết áp
Các loại và giai đoạn tăng huyết áp

Tăng huyết áp gồm có 4 giai đoạn: tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2 và cơn tăng huyết áp. Tăng huyết áp được chia thành nhiều loại là tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp đơn độc.

Những loại đồ uống giúp hạ huyết áp nhanh chóng
Những loại đồ uống giúp hạ huyết áp nhanh chóng

Nghiên cứu cho thấy một số loại đồ uống có thể giúp làm giảm huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Uống những loại đồ uống này kết hợp điều chỉnh chế độ ăn và dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tim mạch và đột quỵ. Một trong những bước quan trọng nhất để kiểm soát tăng huyết áp là điều chỉnh chế độ ăn uống.

7 cách kiểm soát tăng huyết áp không cần dùng thuốc
7 cách kiểm soát tăng huyết áp không cần dùng thuốc

Một số thay đổi trong lối sống như chế độ ăn, tập thể dục và bỏ thuốc lá có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp

Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Mặc dù vẫn chưa lý giải được mối liên hệ giữa hai căn bệnh này nhưng theo các nghiên cứu, bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp có chung một số yếu tố nguy cơ như béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo và natri, viêm mạn tính và ít vận động.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây