1

Các loại tinh dầu có tác dụng hạ huyết áp

Tăng huyết áp, hay cao huyết áp, là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Có nhiều biện pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp và một trong số đó là sử dụng tinh dầu. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có rất ít nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của tinh dầu đối với bệnh tăng huyết áp. Nếu bạn bị tăng huyết áp và muốn thử điều trị bằng tinh dầu thì trước tiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các loại tinh dầu có tác dụng hạ huyết áp Các loại tinh dầu có tác dụng hạ huyết áp

Các loại tinh dầu giúp hạ huyết áp

Dưới đây là 18 loại tinh dầu được cho là có tác dụng kiểm soát tăng huyết áp.

Tinh dầu cam hương (Bergamot)

Tinh dầu cam hương (Bergamot) có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp.

Tinh dầu gỗ tuyết tùng

Tinh dầu gỗ tuyết tùng (cedarwood) có tác dụng thư giãn tinh thần và tạm thời làm giảm nhịp tim.

Tinh dầu sả Java

Tinh dầu sả Java (citronella) giúp giảm căng thẳng. Điều này có thể làm giảm huyết áp.

Tinh dầu xô thơm

Tinh dầu cây xô thơm (clary sage) có thể làm giảm mức độ lo âu và nhờ đó làm giảm huyết áp.

Tinh dầu trầm hương

Tinh dầu trầm hương (frankincense) có thể làm giảm mức độ căng thẳng và điều hòa nhịp tim.

Tinh dầu hoa nhài

Tinh dầu hoa nhài (jasmine) có thể làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng.

Tinh dầu cúc bất tử

Tinh dầu cúc bất tử (helichrysum) được cho là có tác dụng làm giãn mạch máu và nhờ đó làm giảm huyết áp.

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương (lavender) có đặc tính làm dịu, có thể làm giảm lo âu và nhịp tim.

Tinh dầu chanh vàng

Tinh dầu chanh vàng (lemon) được cho là có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo âu, phiền muộn, do đó có thể hỗ trợ hạ huyết áp một cách tự nhiên.

Tinh dầu tía tô đất

Tinh dầu tía tô đất (lemon balm) có thể làm giảm huyết áp đồng thời giảm nguy cơ đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và nhồi máu cơ tim.

Tinh dầu chanh xanh

Tinh dầu chanh xanh (lime) cũng được cho là có tác dụng giảm căng thẳng.

Tinh dầu hoa cam

Tinh dầu hoa cam (neroli) có thể giúp giảm huyết áp.

Tinh dầu hoa hồng

Tác dụng làm dịu và đặc tính chống viêm của tinh dầu hoa hồng giúp thư giãn toàn thân, tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp.

Tinh dầu sage

Tinh dầu sage có thể thúc đẩy giảm cân thông qua tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Giảm cân đã được chứng minh là có thể giúp làm giảm huyết áp ở người bị thừa cân và tăng huyết áp.

Tinh dầu kinh giới ngọt

Tinh dầu kinh giới ngọt (sweet marjoram) có thể làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Tinh dầu cây nữ lang

Tinh dầu cây nữ lang (valerian) có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, nhờ đó giúp:

  • hạ huyết áp
  • làm giảm nhịp tim
  • cải thiện tình trạng mất ngủ
  • giảm chứng tăng động
  • giảm căng thẳng thần kinh

Tinh dầu cúc vạn diệp

Tinh dầu cúc vạn diệp (yarrow) là một trong những loại tinh dầu có tác dụng cải thiện lưu thông máu hiệu quả nhất.

Tinh dầu ngọc lan tây

Tinh dầu ngọc lan tây (ylang ylang) có thể giúp giảm mức cortisol (hormone stress) và do đó làm giảm huyết áp.

Cách sử dụng tinh dầu để kiểm soát tăng huyết áp

Bạn có thể sử dụng một loại tinh dầu hoặc trộn lẫn nhiều loai tinh dầu với nhau. Sử dụng kết hợp nhiều loai tinh dầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu muốn điều trị tăng huyết áp, bạn có thể tham khảo các hỗn hợp tinh dầu dưới đây.

Làm lotion

Thành phần:

  • 5 giọt tinh dầu hoa oải hương
  • 5 giọt tinh dầu xô thơm
  • 5 giọt tinh dầu trầm hương
  • 4 thìa canh dầu dừa

Cách làm:

  1. Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau.
  2. Xoa một lượng nhỏ lên thái dương và dưới mũi.

Tinh dầu khuếch tán

Thành phần:

  • 3 giọt tinh dầu cam hương
  • 3 giọt tinh dầu hoa oải hương
  • 3 giọt tinh dầu ngọc lan tây

Cách làm:

  1. Trộn đều các nguyên liệu với nhau.
  2. Đổ hỗn hợp vào máy khuếch tán tinh dầu.
  3. Hít từ từ tinh dầu trong vòng 15 đến 30 phút.

Dầu massage

Thành phần:

  • 10 giọt tinh dầu hoa oải hương
  • 7 giọt tinh dầu ngọc lan tây
  • 5 giọt tinh dầu kinh giới ngọt
  • 1 giọt tinh dầu hoa cam
  • 4 thìa canh dầu hạnh nhân

Cách làm:

  • Pha tinh dầu kinh giới ngọt, ngọc lan tây, hoa cam và hoa oải hương.
  • Trộn 7 giọt hỗn hợp tinh dầu này với dầu hạnh nhân.
  • Sử dụng hỗn hợp làm dầu massage hoặc pha với nước ấm và ngâm mình.

Tinh dầu có an toàn không?

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (the National Cancer Institute), các thử nghiệm về tinh dầu cho thấy các loại tinh dầu này hầu như không có rủi ro hoặc tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách. Phần lớn các loại tinh dầu đều đã được Cục Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dán nhãn GRAS (Generally Recognized As Safe, nghĩa là “thường được công nhận là an toàn”).

Không được uống tinh dầu, chỉ nên pha loãng tinh dầu với dầu nền để thoa lên da (massage) hoặc hít (liệu pháp mùi hương).

Nếu bạn đang cân nhắc bất kỳ phương pháp điều trị hoặc liệu pháp nào, bao gồm cả việc sử dụng tinh dầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù có một số bằng chứng hứa hẹn rằng tinh dầu có thể có lợi cho sức khỏe nhưng không có đủ bằng chứng lâm sàng khẳng định rằng tinh dầu có thể chữa khỏi bệnh tăng huyết áp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu phương pháp điều trị bằng tinh dầu, bao gồm cả liệu pháp mùi hương và massage, có an toàn để điều trị tăng huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp

Chế độ ăn lành mạnh hàng ngày cũng là một cách để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định bình thường.

Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp cứu) là gì?
Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp cứu) là gì?

Khi huyết áp đột ngột tăng lên trên 180/120 mmHg thì được gọi là cơn tăng huyết áp. Khi tình trạng này đi kèm các triệu chứng mới, nhất là các triệu chứng về mắt, não, tim hoặc thận thì được gọi là cơn tăng huyết áp cấp cứu hay tăng huyết áp ác tính.

Tăng huyết áp mạn tính điều trị bằng cách nào?
Tăng huyết áp mạn tính điều trị bằng cách nào?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành trong của động mạch. Huyết áp có thể thay đổi trong suốt cả ngày và thay đổi theo các giai đoạn trong cuộc đời. Khi huyết áp cao hơn nhiều so với mức bình thường thì được gọi là tăng huyết áp hay cao huyết áp.

Các loại và giai đoạn tăng huyết áp
Các loại và giai đoạn tăng huyết áp

Tăng huyết áp gồm có 4 giai đoạn: tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2 và cơn tăng huyết áp. Tăng huyết áp được chia thành nhiều loại là tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp đơn độc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây