1

Statin có tác dụng làm giảm huyết áp không?

Nghiên cứu cho thấy statin có thể giúp hạ huyết áp bằng cách làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, chẳng hạn như xơ vữa động mạch và viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp vẫn có hiệu quả cao hơn.
Statin có tác dụng làm giảm huyết áp không? Statin có tác dụng làm giảm huyết áp không?

Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành bên trong của động mạch - các mạch máu mang máu từ tim đến các bộ phận còn lại của cơ thể.

Tăng huyết áp là khi áp lực này quá cao.

Nếu không được điều trị, tăng huyết áp sẽ dần dần làm hỏng động mạch, khiến cho các mạch máu này vận chuyển máu kém hiệu quả đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp không được kiểm soát còn có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Phác đồ điều trị tăng huyết áp thường gồm có sự kết hợp giữa thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc.

Statin là nhóm thuốc được dùng để làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc này còn có tác dụng hạ huyết áp.

Statin là thuốc gì?

Statin là một nhóm thuốc giúp làm giảm LDL cholesterol trong máu.

Nồng độ LDL cholesterol trong máu cao có thể làm hình thành mảng xơ vữa trong động mạch.

Theo thời gian, những mảng xơ vữa này sẽ thu hẹp lòng động mạch, gây cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan và cơ. Mảng xơ vữa và tình trạng hẹp động mạch còn khiến tim phải co bóp mạnh hơn để bơm máu và điều này làm tăng huyết áp.

Khi mảng xơ vữa gây hẹp tắc động mạch vành - các động mạch cấp máu cho tim, hậu quả sẽ là cơn nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng này xảy ra ở các động mạch cấp máu cho não thì sẽ dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Statin có tác dụng điều trị tăng huyết áp không?

Một tổng quan tài liệu vào năm 2023 đã tổng hợp 49 nghiên cứu với tổng cộng 45.173 người tham gia và phát hiện ra rằng statin có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Statin làm giảm huyết áp thông qua nhiều cơ chế:

  • Giảm sự tích tụ mảng xơ vữa từ cholesterol trong động mạch
  • Giảm viêm
  • Giảm sự thu hẹp động mạch
  • Giảm hình thành cục máu đông

Tuy nhiên, các tác giả kết luận rằng statin không làm giảm đáng kể huyết áp và vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng hạ huyết áp của statin.

Tốt hơn hết vẫn nên đi khám nếu nghi ngờ bản thân bị tăng huyết áp để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và kê thuốc điều trị phù hợp.

Các loại thuốc statin

Statin là một nhóm gồm nhiều loại thuốc khác nhau. Loại thuốc cần dùng và liều dùng phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như mức cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một số loại thuốc trong nhóm statin:

  • atorvastatin
  • fluvastatin
  • lovastatin
  • pitavastatin
  • pravastatin
  • rosuvastatin
  • simvastatin

Bác sĩ có thể kê nhiều loại statin cùng lúc hoặc kê statin cùng với nhóm thuốc khác để giảm cholesterol.

Những ai cần sử dụng statin?

Statin được dùng cho những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch và có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), statin có lợi cho những người:

  • có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc xơ vữa động mạch
  • nồng độ LDL cholesterol trên 190 mg/dL
  • từ 40 đến 75 tuổi và có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cao trong vòng 10 năm
  • từ 40 đến 75 tuổi và mắc bệnh tiểu đường

Tác dụng phụ của statin

Giống như tất cả các loại thuốc khác, statin cũng có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, statin gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây khi dùng statin. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc kê loại thuốc khác.

  • Sương mù não
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Rụng tóc
  • Đau nhức cơ
  • Các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như sốt

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Có nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Bác sĩ sẽ kê thuốc dựa trên các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng huyết áp, các bệnh lý khác bạn đang mắc, các loại thuốc khác mà bạn đang dùng và nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chính là:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chủ vận thụ thể alpha-2
  • Thuốc chẹn alpha và beta kết hợp
  • Thuốc giãn mạch

Phác đồ điều trị cần giải quyết cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch khác, chẳng hạn như hút thuốc, béo phì và cholesterol cao.

Thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp

Thay đổi lối sống là một phần quan trọng để kiểm soát bệnh tăng huyết áp:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn
  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Hạn chế rượu bia và caffeine
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Ngủ dủ giấc

>> Tìm hiểu thêm về những cách hạ huyết áp

Tóm tắt bài viết

Statin là nhóm thuốc được dùng để giảm cholesterol xấu trong máu. Mặc dù phương pháp chính để điều trị tăng huyết áp vẫn là dùng thuốc hạ huyết áp kết hợp thay đổi lối sống nhưng nếu cholesterol trong máu cao là nguyên nhân góp phần gây tăng huyết áp thì có thể bác sĩ sẽ kê statin.

Bên cạnh dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và tập thể dục thường xuyên cũng là những điều quan trọng để kiểm soát tăng huyết áp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
17 cách hiệu quả để giảm huyết áp
17 cách hiệu quả để giảm huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì lý do là thường không bộc lộ triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?
Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?
Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng huyết áp trên 130/80 mmHg. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xảy ra các tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Chảy máu mũi thường không phải là triệu chứng của tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ chảy máu mũi hay không.

Tăng huyết áp có di truyền không?
Tăng huyết áp có di truyền không?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu chảy qua động mạch lớn hơn mức bình thường. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này sẽ dần dần làm hỏng mạch máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Làm thế nào để giảm huyết áp tâm trương?
Làm thế nào để giảm huyết áp tâm trương?

Ăn thực phẩm tốt cho tim mạch và uống thuốc điều trị tăng huyết áp là những cách để làm giảm huyết áp tổng thể, bao gồm cả huyết áp tâm trương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây