Nguyên nhân gây huyết áp thấp sau phẫu thuật

Tất cả các loại phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro nhất định, kể cả những thủ thuật được thực hiện thường xuyên, không phức tạp. Một trong những rủi ro đó là sự thay đổi về huyết áp.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường là dưới 120/80 mmHg.
Số thứ nhất (120) là huyết áp tâm thu, là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp và bơm máu. Số thứ hai (80) là huyết áp tâm trương, là áp lực máu tác động lên động mạch khi tim nghỉ giữa các lần co bóp.
Huyết áp dưới 90/60 mmHg được coi là huyết áp thấp nhưng huyết áp của mỗi người là khác nhau. Mức huyết áp thấp ở người này có thể được coi là bình thường ở người khác.
Huyết áp có thể giảm trong hoặc sau ca phẫu thuật vì nhiều lý do.
Thuốc gây mê
Thuốc gây mê được sử dụng để đưa bệnh nhân vào trạng thái mất ý thức tạm thời trong quá trình phẫu thuật. Thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Những thay đổi về huyết áp có thể xảy ra trong và sau ca phẫu thuật.
Ở một số người, thuốc gây mê khiến huyết áp giảm đáng kể. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được theo dõi cẩn thận và truyền thuốc qua đường tĩnh mạch để đưa huyết áp trở lại bình thường.
Sốc giảm thể tích
Sốc giảm thể tích là tình trạng cơ thể bị sốc do mất quá nhiều máu hoặc dịch.
Bệnh nhân có thể bị mất một lượng máu lớn trong quá trình phẫu thuật và điều này sẽ làm giảm huyết áp. Khi thể tích máu giảm, máu sẽ khó lưu thông hơn đến các cơ quan.
Sốc giảm thể tích cần được điều trị khẩn cấp. Mục tiêu điều trị là khôi phục thể tích máu và dịch trong cơ thể trước khi các cơ quan quan trọng bị tổn hại, đặc biệt là thận và tim.
Sốc nhiễm trùng
Nhiễm trùng máu là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Tình trạng này khiến cho các mạch máu nhỏ bị tổn thương và rò rỉ dịch vào vùng mô xung quanh.
Sốc nhiễm trùng là một biến chứng của nhiễm trùng máu. Một trong những triệu chứng của sốc nhiễm trùng là tụt huyết áp nghiêm trọng.
Những người phải nằm viện sau phẫu thuật có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu cần phải điều trị tại bệnh viện bằng thuốc kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị.
Để điều trị huyết áp thấp, bệnh nhân cần dùng thuốc co mạch. Loại thuốc này thu hẹp mạch máu và nhờ đó làm tăng huyết áp.
Biện pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà
Nếu huyết áp vẫn thấp khi đã xuất viện về nhà, bạn có thể thử các cách sau đây để giảm các triệu chứng:
- Đứng dậy từ từ. Cử động, duỗi người trước khi đứng dậy. Điều này thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể.
- Tránh xa caffeine và đồ uống có cồn. Cả hai đều gây đi tiểu nhiều và dẫn đến mất nước.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. Điều này giúp hạn chế tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn.
- Uống nhiều nước. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tụt huyết áp.
- Tăng lượng muối. Bạn có thể cần thêm muối vào đồ ăn hoặc dùng viên muối điện giải nếu cơ thể bị thiếu muối. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm muối hoặc dùng viên bổ sung muối.
Huyết áp thấp sau phẫu thuật có nguy hiểm không?
Huyết áp quá thấp có thể gây tổn hại các cơ quan quan trọng như tim và não do thiếu oxy.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người phải nhập viện để điều trị các vấn đề nghiêm trọng như mất máu hoặc nhồi máu cơ tim.
Hầu hết trường hợp huyết áp thấp không cần điều trị nhưng nếu tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì bạn nên đi khám, nhất là khi gặp các triệu chứng sau đây:
- Chóng mặt
- Choáng váng
- Mờ mắt
- Buồn nôn
- Mất nước
- Đổ mồ hôi, da lạnh
- Ngất xỉu
Huyết áp thấp kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần điều trị.

Mức triglyceride cao, HDL thấp hoặc LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường không gây triệu chứng rõ ràng cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến những tình trạng này là do thừa cân, yếu tố di truyền và tác dụng phụ của thuốc.

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng tĩnh mạch bị viêm do cục máu đông. Tình trạng này thường xảy ra ở chân. Cục máu đông hình thành do các tế bào máu kết tụ lại với nhau và gây cản trở sự lưu thông máu. Đây là một tình trạng nguy hiểm .Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở các tĩnh mạch gần bề mặt da hoặc tĩnh mạch nằm giữa các lớp cơ.

Huyết khối là thuật ngữ y khoa chỉ sự hình thành cục máu đông. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây huyết khối, chẳng hạn như tuổi cao, mang thai và hút thuốc. Huyết khối cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng.

Hầu hết các bài viết về rối loạn cholesterol máu đều tập trung vào tình trạng tăng cholesterol máu (cholesterol cao) vì vấn đề này rất phổ biến và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, rối loạn cholesterol máu còn bao gồm cả hạ cholesterol máu – tình trạng mà nồng độ cholesterol trong máu quá thấp.