1

Huyết khối tĩnh mạch cảnh: Triệu chứng và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch cảnh là cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch cảnh trong. Đây là một vấn đề rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Huyết khối tĩnh mạch cảnh: Triệu chứng và cách điều trị Huyết khối tĩnh mạch cảnh: Triệu chứng và cách điều trị

Tĩnh mạch cảnh trong là những tĩnh mạch lớn, nằm ở hai bên cổ, có chức năng dẫn máu nghèo oxy từ não.

Cục máu đông làm giảm hoặc chặn dòng máu chảy qua tĩnh mạch cảnh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cảnh

Huyết khối tĩnh mạch cảnh là cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch cảnh trong. Cục máu đông có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như:

  • Hội chứng tăng đông máu
  • Lưu thông máu bất thường, chẳng hạn như lưu thông máu chậm
  • Tổn thương mạch máu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cảnh:

  • đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm
  • phẫu thuật hoặc chấn thương vùng đầu cổ
  • sử dụng thuốc tiêm
  • nhiễm trùng ở cổ hoặc họng
  • mắc bệnh ung thư

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nói chung cũng tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cảnh, ví dụ như:

  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống hoặc liệu pháp hormone thay thế
  • Rối loạn tăng đông máu di truyền
  • Không đi lại trong thời gian dài

Không phải ai có những yếu tố này cũng bị huyết khối tĩnh mạch cảnh nhưng những người có một trong những yếu tố kể trên có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch cảnh cao hơn.

Huyết khối tĩnh mạch cảnh là vấn đề rất hiếm gặp. Theo một nghiên cứu vào năm 2011, trong số 1.948 người đến bệnh viện điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ có 29 người (1,5%) bị huyết khối tĩnh mạch cảnh.

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch cảnh

Nhiều người bị huyết khối tĩnh mạch cảnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi có, các triệu chứng thường là:

  • Đau cổ
  • Sưng cổ, mặt hoặc chi trên
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Khó nuốt
  • Lú lẫn

Nên đi khám càng sớm càng tốt khi gặp các triệu chứng này. Mặc dù huyết khối tĩnh mạch cảnh là vấn đề hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, các triệu chứng có thể là của một bệnh lý khác cần điều trị.

Phương pháp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cảnh

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện cục máu đông trong tĩnh mạch cảnh. Một công cụ được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cảnh là siêu âm Doppler.

Siêu âm Doppler là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh các vật thể chuyển động trong cơ thể như tế bào máu. Điều này giúp đánh giá sự lưu thông máu qua mạch máu và phát hiện sự tắc nghẽn.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác cũng được sử dụng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cảnh là:

  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Chụp tĩnh mạch

Ngoài ra còn phải làm xét nghiệm máu, gồm:

  • Xét nghiệm D-dimer
  • Xét nghiệm đông máu
  • Công thức máu toàn bộ
  • Bảng trao đổi chất cơ bản

Điều trị huyết khối tĩnh mạch cảnh

Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch cảnh. Phương pháp điều trị được điều chỉnh dựa trên tình trạng của mỗi ca bệnh.

Huyết khối tĩnh mạch cảnh thường được điều trị bằng thuốc chống đông máu. Ban đầu, người bệnh sẽ được tiêm thuốc chống đông máu mà thường là heparin, sau đó chuyển sang dùng thuốc chống đông máu đường uống như warfarin để ngăn hình thành cục máu đông mới.

Một số trường hợp cần dùng thuốc tiêu sợi huyết, đặc biệt là khi có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc khi thuốc đông máu không hiệu quả. Thuốc tiêu sợi huyết được tiêm trực tiếp vào máu để phá vỡ cục máu đông.

Tóm tắt bài viết

Huyết khối tĩnh mạch cảnh là cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch cảnh trong. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.

Chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng để cải thiện tiên lượng cho những người bị huyết khối tĩnh mạch cảnh. Tình trạng này thường có thể điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Huyết khối động mạch chủ: Triệu chứng, phương pháp điều trị và biến chứng
Huyết khối động mạch chủ: Triệu chứng, phương pháp điều trị và biến chứng

Huyết khối động mạch chủ là khi cục máu đông hình thành trong động mạch chủ - động mạch chính dẫn máu từ tim. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp.

Teo van động mạch phổi: Triệu chứng và cách điều trị
Teo van động mạch phổi: Triệu chứng và cách điều trị

Teo van động mạch phổi là một dạng dị tật bẩm sinh, trong đó van động mạch phổi (van tim nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi) không hình thành mà thay vào đó tim được ngăn cách với động mạch phổi bởi một lớp mô rắn. Teo van động mạch phổi thường được phát hiện ngay sau khi sinh.

Còn ống động mạch: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Còn ống động mạch: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Ống động mạch là một phần trong hệ tuần hoàn của thai nhi, có chức năng nối hai mạch máu chính dẫn máu từ tim là động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai và đóng lại trong vòng vài ngày sau khi sinh. Nếu cấu trúc này vẫn mở sau khi sinh thì được gọi là còn ống động mạch.

Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân.

Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi van động mạch chủ bị thu hẹp và không mở ra như bình thường. Tình trạng này có thể gây đau ngực và khó thở, đặc biệt là sau khi gắng sức.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây