1

Huyết áp bao nhiêu làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Huyết áp cao, bất kể ở mức nào cũng đều làm suy yếu thành mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hoặc khiến động mạch não dễ bị vỡ.
Huyết áp bao nhiêu làm tăng nguy cơ đột quỵ? Huyết áp bao nhiêu làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Tăng huyết áp, hay cao huyết áp, là một yếu tố chính làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo thời gian, huyết áp cao sẽ gây tổn hại và làm suy yếu thành mạch máu, điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hoặc khiến động mạch não dễ vỡ hơn.

Duy trì huyết áp trong phạm vi khỏe mạnh là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ đột quỵ.

Tại sao tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành động mạch.

Tăng huyết áp là khi áp lực máu trong động mạch liên tục ở mức quá cao. Tình trạng này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo thời gian, áp lực máu lớn sẽ làm hỏng thành mạch máu, khiến cho mạch máu trở nên kém linh hoạt hơn và dễ hình thành cục máu đông hơn. Cục máu đông có thể hình thành trong động mạch cấp máu cho não hoặc di chuyển từ một nơi khác đến động mạch não, gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất.

Tăng huyết áp không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông mà còn làm suy yếu thành mạch và khiến mạch máu dễ vỡ hơn. Khi một mạch máu cấp máu cho não bị vỡ, sự lưu thông máu đến một vùng não sẽ bị gián đoạn và cũng dẫn đến đột quỵ. Loại đột quỵ này gọi là đột quỵ xuất huyết não.

Huyết áp bao nhiêu làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg). Kết quả đo huyết áp gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số thứ nhất) và huyết áp tâm trương (chỉ số thứ hai).

Huyết áp tâm thu là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim nghỉ giữa các lần co bóp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hầu hết những người bị đột quỵ đều bị tăng huyết áp.

Phạm vi huyết áp khỏe mạnh

Huyết áp khỏe mạnh là huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

Dưới đây là các mức tăng huyết áp:

 

Huyết áp tâm thu (mmHg)

 

Huyết áp tâm trương (mmHg)


Tiền tăng huyết áp

120 – 129

dưới 80

Tăng huyết áp độ 1

130 – 139

hoặc

80 – 89

Tăng huyết áp độ 2

140 trở lên

hoặc

90 trở lên

Cơn tăng huyết áp

Trên 180

và/hoặc

trên 120

Mặc dù tất cả các mức tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng các bác sĩ khuyến nghị duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg để phòng ngừa đột quỵ.

Triệu chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp hiếm khi biểu hiện triệu chứng. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi xảy ra cơn tăng huyết áp. Lúc này, huyết áp tăng lên mức rất cao và cần can thiệp ngay lập tức.

Các triệu chứng thường gặp của cơn tăng huyết áp:

  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Đau đầu dữ dội
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Chảy máu mũi
  • Buồn nôn
  • Lo lắng, bồn chồn

Không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ, cơn tăng huyết áp còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương mắt
  • Mất trí nhớ
  • Lóc tách động mạch chủ
  • Tích tụ dịch trong phổi (phù phổi)

Kiểm soát tăng huyết áp

Khi mắc bệnh tăng huyết áp, bạn cần thay đổi lối sống và có thể còn phải dùng thuốc để duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Một số thay đổi thói quen sống giúp kiểm soát tăng huyết áp:

  • Duy trì chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
  • Tập thể dục đều đặn (tập cardio cường độ vừa ít nhất 150 phút mỗi tuần)
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
  • Giảm lượng muối
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế rượu bia
  • Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày
  • Kiểm soát căng thẳng

Nếu đã thay đổi lối sống mà huyết áp không cải thiện, bạn sẽ phải dùng thuốc. Có thể phải dùng thử nhiều loại thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc trị tăng huyết áp phù hợp.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được dùng phổ biến nhất là:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn kênh canxi

Nếu bị tăng huyết áp, bạn nên mua máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp và hiệu quả điều trị.

Tóm tắt bài viết

Theo thời gian, tăng huyết áp làm suy yếu và tổn thương mạch máu, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.

Mặc dù tất cả các mức tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng nên duy trì huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg để phòng ngừa đột quỵ.

Có thể kiểm soát tăng huyết áp bằng cách thay đổi thói quen sống, chẳng hạn như giảm lượng muối trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, cai thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân và kiểm soát căng thẳng. Nếu huyết áp vẫn không cải thiện thì cần dùng thuốc để giảm và giữ huyết áp ổn định.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính có tiên lượng ra sao?
Tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính có tiên lượng ra sao?

Tăng áp động mạch phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính (chronic thromboembolic pulmonary hypertension) là một dạng tăng huyết áp hiếm gặp xảy ra ở phổi. Đây là biến chứng của tình trạng thuyên tắc phổi kéo dài (cục máu đông hình thành ở nơi khác trong cơ thể di chuyển đến một động mạch trong phổi và gây tắc nghẽn). Cục máu đông làm tăng huyết áp trong mạch máu, dẫn đến tình trạng tăng áp động mạch phổi hay tăng áp phổi.

Bệnh nướu răng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?
Bệnh nướu răng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?

Một số nghiên cứu cho rằng bệnh nướu răng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.

Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do sự suy giảm nhanh chóng của nồng độ estrogen.

Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào?
Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào?

Căng thẳng tạm thời có thể có lợi, giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn khi đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim.

Cholesterol cao có làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương (ED) không?
Cholesterol cao có làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương (ED) không?

Rối loạn cương dương (ED) có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sức khỏe tim mạch kém. Mức cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ED.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây