Huyết áp tăng hay giảm sau khi ăn?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi chảy từ tim đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Mức huyết áp bình thường ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp dưới 90/60 mmHg được coi là thấp. Huyết áp từ 120/80 đến 129/80 mmHg là tiền tăng huyết áp và huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên là tăng huyết áp hay cao huyết áp.
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ trong khi huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, tổn thương các cơ quan quan trọng như tim và não.
Khi đo huyết áp tại nhà, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo, một trong số đó là việc ăn uống.
Huyết áp tăng hay giảm sau khi ăn?
Bạn nên đo huyết áp vào buổi sáng trước khi ăn. Lý do là vì huyết áp sau bữa ăn thường thấp hơn bình thường.
Khi chúng ta ăn uống, lượng máu chảy đến dạ dày và ruột non sẽ tăng lên. Đồng thời, các mạch máu cách xa hệ tiêu hóa thu hẹp lại và tim đập nhanh, mạnh hơn.
Những thay đổi này nhằm duy trì lưu lượng máu và huyết áp ở não, các chi và các vị trí khác trong cơ thể.
Nếu mạch máu và tim không phản ứng tốt với sự gia tăng thể tích máu đến hệ tiêu hóa, huyết áp ở những nơi khác trừ hệ tiêu hóa sẽ giảm. Tình trạng này gọi là tụt huyết áp sau khi ăn.
Tụt huyết áp sau khi ăn có thể gây:
- Chóng mặt
- Choáng váng
- Ngã
- Ngất xỉu
- Đau thắt ngực
- Mờ mắt
- Buồn nôn
Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2010, 33% người lớn tuổi sống trong viện dưỡng lão bị tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn.
Huyết áp thay đổi như thế nào khi nhịn ăn?
Nhịn ăn có thể làm giảm huyết áp. Nhịn ăn còn có thể gây mất cân bằng điện giải và dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nhịn ăn.
Điều chỉnh huyết áp bằng chế độ ăn
Chế độ ăn uống có tác động đến huyết áp.
Nếu bị tăng huyết áp, bạn có thể thử chế độ ăn DASH để làm giảm và ổn định huyết áp. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn DASH có thể làm giảm huyết áp tới 11 mmHg.
Khi thực hiện chế độ ăn DASH, bạn cần giảm:
- chất béo bão hòa
- cholesterol
- muối
- đường
và tăng:
- rau củ
- trái cây
- sản phẩm từ sữa ít béo
- ngũ cốc nguyên hạt
Giảm natri để giảm huyết áp
Giảm lượng natri trong chế độ ăn uống, ngay cả một lượng nhỏ, sẽ giúp làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu vào năm 2015 phát hiện ra rằng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải cũng có tác dụng làm giảm huyết áp. Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải tương tự như chế độ ăn DASH nhưng có nhiều chất béo hơn.
Chất béo trong chế độ ăn Địa Trung Hải chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn từ các loại hạt, quả hạch và dầu ô liu.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đủ các chất sau đây có thể làm giảm huyết áp:
- Kali
- Magie
- Protein
- Chất xơ
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Khi đo huyết áp tại nhà, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo, chẳng hạn như:
- Tập thể dục. Nên đo huyết áp trước khi tập thể dục vì huyết áp sẽ tăng lên sau khi tập.
- Ăn uống. Nên đo huyết áp trước khi ăn vào buổi sáng vì quá trình tiêu hóa thức ăn có thể làm giảm huyết áp. Nếu phải ăn trước khi đo huyết áp, hãy chờ 30 phút sau khi ăn mới bắt đầu đo.
- Bàng quang đầy. Huyết áp tăng lên khi bàng quang đầy. Do đó, hãy đi tiểu trước khi đo huyết áp.
- Vòng bít của máy đo huyết áp. Nếu vòng bít của máy đo huyết áp không vừa với bắp tay, máy sẽ cho kết quả không chính xác. Ngoài ra, hãy quấn vòng bít trực tiếp lên da trần, không quấn ngoài áo và cũng không nên xắn tay áo quá chặt.
- Nhiệt độ. Nếu cơ thể bị lạnh, huyết áp sẽ tăng cao.
- Tư thế. Để theo dõi huyết áp một cách chính xác, bạn nên đo ở cùng một cánh tay mỗi lần và ngồi đứng tư thế. Ngồi thẳng lưng, tựa lưng lên thành ghế hoặc vật cứng với hai chân đặt trên sàn, không bắt chéo chân. Đặt tay trên tay ghế hoặc mặt bàn và quấn vòng bít quanh bắp tay sao cho ngang tầm tim.
- Trạng thái tinh thần. Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, hãy tránh suy nghĩ căng thẳng và ngồi ở tư thế thoải mái trong 5 phút trước khi đo.
- Nói chuyện. Không nói chuyện trong khi đo huyết áp vì điều này có thể làm tăng kết quả đo.
Bạn sẽ được đo huyết áp khi đi khám sức khỏe định kỳ. Khi đi khám có thể mang theo máy đo huyết áp tại nhà và so sánh với kết quả đo tại bệnh viện để biết máy đo huyết áp tại nhà có chính xác hay không.

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn mức bình thường. Tình trạng này còn được gọi là tăng huyết áp. Theo thời gian, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, gồm có bệnh tim và đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy statin có thể giúp hạ huyết áp bằng cách làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, chẳng hạn như xơ vữa động mạch và viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp vẫn có hiệu quả cao hơn.

Nhiều người nghĩ rằng cardio là hình thức tập luyện tốt nhất cho người bị tăng huyết áp. Nhưng nghiên cứu cho thấy các hình thức tập luyện khác, chẳng hạn như bài tập tĩnh (isometric), có thể hiệu quả hơn trong việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp.

Nếu huyết áp tăng đáng kể trong khi tập thể dục và duy trì ở mức cao trong nhiều giờ sau khi tập thì bạn có thể bị tăng huyết áp do tập thể dục (exercise-induced hypertension). Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác sau này.