1

Xét nghiệm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là gì?

Xét nghiệm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là một trong những xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra mức cholesterol trong cơ thể. Những người có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra 4–6 năm một lần, còn những người có nguy cơ cao cần được xét nghiệm thường xuyên hơn.
Hình ảnh 8 Xét nghiệm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là gì?

Xét nghiệm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), còn gọi là xét nghiệm HDL-C, giúp đo lượng cholesterol tốt trong máu.

Có hai loại cholesterol chính trong cơ thể:

  • HDL (cholesterol tốt): HDL giúp vận chuyển các chất béo có hại như LDL về gan để xử lý. Khi đến gan, LDL sẽ bị phân hủy, chuyển thành mật và được đào thải ra khỏi cơ thể.
  • LDL (cholesterol xấu): LDL có thể tích tụ trong động mạch và tạo thành mảng bám, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Bài viết này sẽ phân tích chi tiết hơn về xét nghiệm HDL, đối tượng cần thực hiện, tần suất xét nghiệm và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Bao lâu nên kiểm tra mức cholesterol một lần?

Xét nghiệm HDL là một trong nhiều xét nghiệm giúp đánh giá mức cholesterol trong cơ thể, chủ yếu là nồng độ HDL trong máu.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm cholesterol toàn phần (lipid panel) để đo:

  • Tổng lượng cholesterol
  • Cholesterol LDL
  • Cholesterol HDL
  • Triglyceride
  • Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol 4–6 năm một lần.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm HDL khi tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi cần theo dõi kết quả xét nghiệm cholesterol trước đó có dấu hiệu bất thường.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao có thể cần xét nghiệm HDL thường xuyên hơn. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch là:

  • Bị tiểu đường
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch
  • Bị cao huyết áp
  • Nam giới trên 45 tuổi
  • Nữ giới trên 55 tuổi
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá
  • Đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc có bệnh tim mạch

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này để theo dõi hiệu quả điều trị hoặc đánh giá xem thay đổi lối sống (chế độ ăn, tập thể dục, cai thuốc lá) có giúp cải thiện mức cholesterol hay không.

Ngoài ra, hiện nay có các bộ xét nghiệm cholesterol tại nhà, bao gồm cả xét nghiệm HDL.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm HDL

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể những gì cần chuẩn bị cho xét nghiệm, có thể bao gồm những lưu ý sau:

  • Ngừng một số loại thuốc trong thời gian ngắn trước khi xét nghiệm
  • Nhịn ăn hoặc kiêng đồ uống trong tối đa 12 giờ trước khi lấy máu

Ngoài ra, có một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HDL:

  • Nồng độ cholesterol có thể giảm tạm thời trong giai đoạn bị bệnh cấp tính, ngay sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc trong thời gian căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý.
  • Mức HDL có thể thay đổi trong thai kỳ.

Nếu bạn vừa trải qua một biến cố sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, bệnh cấp tính hoặc mới sinh con, hãy trao đổi với bác sĩ về thời điểm thích hợp để kiểm tra mức cholesterol.

Quy trình xét nghiệm HDL diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm HDL diễn ra nhanh chóng và ít gây đau đớn.

Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để lấy mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy nhói nhẹ tại vị trí lấy máu.

Một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm tại nhà, chỉ cần dùng kim lấy máu (lancet) để lấy một giọt máu nhỏ. Khi bác sĩ lấy đủ lượng máu vào ống nghiệm chuyên dụng, mẫu sẽ được đóng gói và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Nếu cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt sau khi lấy máu, bạn có thể cần nghỉ ngơi, uống nước hoặc ăn nhẹ để ổn định lại.

Kết quả xét nghiệm HDL có ý nghĩa gì?

Mức cholesterol thường được đo bằng đơn vị milligram (mg) trên decilit (dL) máu. Theo hướng dẫn năm 2018 được công bố trên Tạp chí của JACC, mức HDL cholesterol được phân loại như sau:

HDL (mg/dL)

Phân loại

Dưới 40 (nam), dưới 50 (nữ) Thấp
40-60 (nam trên 40, nữ trên 50) Tốt
60 trở lên Lý tưởng

Làm thế nào để tăng tỷ lệ HDL cholesterol?

Nhiều loại thực phẩm có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol hoặc LDL (cholesterol xấu), từ đó cải thiện tỷ lệ HDL (cholesterol tốt) trong máu. Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị và thay đổi lối sống cũng có thể giúp tăng HDL và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Xét nghiệm HDL có gây rủi ro không?

Xét nghiệm HDL chỉ là một xét nghiệm máu thông thường, hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các rủi ro có thể gặp phải là:

  • Bầm tím dưới da
  • Chảy máu kéo dài
  • Nhiễm trùng tại vị trí lấy máu

Ngất xỉu là tình trạng hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở những người có hội chứng sợ kim tiêm

Lợi ích của việc xét nghiệm cholesterol

Mức cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Vì vậy, kiểm tra cholesterol định kỳ là điều rất quan trọng.

Bên cạnh việc xét nghiệm cholesterol, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách:

  • Duy trì chế độ ăn tốt cho tim mạch
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
  • Tránh hoặc từ bỏ thuốc lá

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Xét nghiệm đo mức triglyceride trong máu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm đo mức triglyceride trong máu có ý nghĩa gì?

Lượng calo dư thừa mà cơ thể không sử dụng sẽ được lưu trữ dưới dạng triglyceride. Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và viêm tụy.

Tìm hiểu về xét nghiệm cholesterol (Lipid Panel)
Tìm hiểu về xét nghiệm cholesterol (Lipid Panel)

Xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp đo lượng cholesterol và các loại chất béo khác trong máu. CDC khuyến nghị người trưởng thành khỏe mạnh nên xét nghiệm cholesterol 4–6 năm một lần. Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao hoặc có yếu tố nguy cơ khác có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn.

Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch
Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch

Cholesterol là một chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể nhưng nếu ở mức quá cao, cholesterol có thể tích tụ trong động mạch và hình thành mảng bám, làm cản trở máu lưu thông.

Khi nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu (xét nghiệm cholesterol)?
Khi nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu (xét nghiệm cholesterol)?

Nếu bạn chưa sử dụng thuốc hạ cholesterol (như statin) hoặc các loại thuốc điều trị cholesterol khác thì thông thường không bắt buộc phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu (xét nghiệm cholesterol).

Các cách tự nhiên giúp giảm cholesterol trong máu
Các cách tự nhiên giúp giảm cholesterol trong máu

Cholesterol được tạo ra bên trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng. Ví dụ, cholesterol giúp giữ cho thành của các tế bào luôn linh hoạt và đây cũng là vật liệu cần thiết để tạo ra một số loại hormone. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ gây ra nhiều vấn đề.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây