Khi nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu (xét nghiệm cholesterol)?

Cholesterol là một chất béo được cơ thể sản xuất ra sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định. Cơ thể cần một lượng cholesterol nhất định để hoạt động bình thường, tuy nhiên lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Bạn cần kiểm tra mức cholesterol trong máu để chăm sóc sức khỏe tim mạch, từ đó hạn chế được nguy cơ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị người lớn nên kiểm tra cholesterol mỗi 4 đến 6 năm, bắt đầu từ năm 20 tuổi.
Những người có mức cholesterol cao hoặc mắc các bệnh lý mạn tính khác có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn.
Vì sao thường cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm cholesterol?
Trước đây, các chuyên gia cho rằng việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm sẽ giúp mang lại kết quả chính xác hơn. Lý do là vì thực phẩm mới ăn có thể ảnh hưởng đến cholesterol LDL (hay còn gọi là “cholesterol xấu”).
Ngoài ra, ăn gần thời điểm xét nghiệm cũng có thể làm thay đổi mức triglyceride (một loại chất béo khác trong máu).
Tuy nhiên, các hướng dẫn mới nhất được công bố trên Journal of the American College of Cardiology cho biết: với những người chưa dùng thuốc hạ cholesterol (như statin), việc nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm cholesterol có thể không còn cần thiết.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ nên uống nước lọc và tránh ăn uống, dùng đồ uống khác hoặc một số loại thuốc nhất định trong vòng 12 tiếng trước khi lấy máu, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Vì lý do này, xét nghiệm cholesterol thường được sắp xếp vào buổi sáng, giúp người bệnh không phải nhịn ăn cả ngày để chờ lấy máu.
Xét nghiệm cholesterol được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm cholesterol là xét nghiệm máu thông thường. Bác sĩ sẽ dùng kim lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay và thu vào ống nghiệm. Việc này thường được thực hiện tại phòng khám hoặc phòng xét nghiệm.
Quá trình lấy máu chỉ mất vài phút. Sau khi lấy máu, vùng da quanh chỗ tiêm có thể hơi đau hoặc bầm nhẹ.
Kết quả xét nghiệm thường có sau vài ngày hoặc trong vòng khoảng 2 tuần.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm cholesterol
Bác sĩ thường dùng xét nghiệm lipid toàn phần để kiểm tra máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết mức độ của các thành phần mỡ máu được đo. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng là bình thường, cần lưu ý hay nguy hiểm.
Lưu ý: Người mắc các bệnh lý như đái tháo đường có thể cần duy trì mức cholesterol thấp hơn so với người bình thường.
Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol có trong máu.
- Bình thường: Dưới 200 mg/dL
- Giới hạn cao: Từ 200 đến 239 mg/dL
- Cao: Từ 240 mg/dL trở lên
LDL – Cholesterol xấu
LDL là loại cholesterol có thể bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Bình thường:
- Dưới 70 mg/dL nếu đã mắc bệnh mạch vành
- Dưới 100 mg/dL nếu có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành hoặc có tiền sử đái tháo đường
- Giới hạn cao: Từ 130 đến 159 mg/dL
- Cao: Từ 160 mg/dL trở lên
- Rất cao: Từ 190 mg/dL trở lên
HDL – Cholesterol tốt
HDL giúp loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu, hạn chế tình trạng tích tụ và bảo vệ tim mạch. HDL càng cao càng tốt.
- Bình thường:
- Nam: Từ 40 mg/dL trở lên
- Nữ: Từ 50 mg/dL trở lên
- Thấp:
- Nam: 39 mg/dL trở xuống
- Nữ: 49 mg/dL trở xuống
- Lý tưởng: Từ 60 mg/dL trở lên
Triglyceride – Chất béo trung tính
Triglyceride cao kết hợp với LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Bình thường: Dưới 149 mg/dL
- Giới hạn cao: Từ 150 đến 199 mg/dL
- Cao: Từ 200 mg/dL trở lên
- Rất cao: Từ 500 mg/dL trở lên
Cần làm gì nếu có kết quả mỡ máu cao hoặc giới hạn cao?
Nếu chỉ số mỡ máu ở mức giới hạn cao hoặc cao, bạn có thể được khuyên nên thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục đều đặn hoặc có thể kê đơn thuốc hạ mỡ máu (nhóm statin). Ngoài ra, bạn có thể được theo dõi kiểm tra mỡ máu thường xuyên hơn.
Kết luận
Xét nghiệm mỡ máu (xét nghiệm cholesterol) là rất cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Thông thường, bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc hạ mỡ máu hoặc có các bệnh lý đi kèm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xét nghiệm để biết có cần nhịn ăn hay không.

Xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp đo lượng cholesterol và các loại chất béo khác trong máu. CDC khuyến nghị người trưởng thành khỏe mạnh nên xét nghiệm cholesterol 4–6 năm một lần. Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao hoặc có yếu tố nguy cơ khác có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn.

Đau nhức ở chân là cảm giác thường gặp ở hầu hết tất cả mọi người. Nguyên nhân có thể do chuột rút tạm thời, viêm khớp mãn tính, chấn thương cơ, hoặc tổn thương thần kinh kéo dài. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đau chân có thể là do bệnh động mạch ngoại biên (PAD), một dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch. Dưới đây là mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và tình trạng đau chân, giúp bạn xác định được liệu đau chân có phải là dấu hiệu của vấn đề tim mạch nghiêm trọng hay không.

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh tim di truyền khiến tim khó có thể bơm máu hiệu quả. Xét nghiệm di truyền thường được khuyến nghị cho các thành viên trong gia đình của người mắc bệnh HCM.

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh tim di truyền gây dày thành tâm thất trái, khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm HCM thường được khuyến nghị cho những người có người thân cấp một được chẩn đoán mắc bệnh

Dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn tất cả các loại bệnh tim nhưng bạn có thể kiểm soát sức khỏe tim mạch bằng cách theo dõi thường xuyên để có thể điều chỉnh lối sống hoặc bắt đầu điều trị trước khi xảy ra biến chứng.