1

Viêm túi thừa là bệnh gì?

Túi thừa là những túi nhỏ, phồng lên hình thành trong lớp niêm mạc của đường tiêu hóa mà chủ yếu là ở phần dưới của đại tràng (ruột già). Sự hình thành túi thừa trong đường tiêu hóa là điều rất phổ biến, đặc biệt là sau 40 tuổi và hiếm khi gây ra vấn đề.
Viêm túi thừa là bệnh gì? Viêm túi thừa là bệnh gì?

Tuy nhiên, đôi khi một hoặc nhiều túi này bị viêm và nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm túi thừa. Viêm túi thừa gây đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn và rối loạn đại tiện.

Viêm túi thừa nhẹ có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc kháng sinh. Các trường hợp nặng hoặc tái phát có thể phải phẫu thuật để điều trị.

Triệu chứng của viêm túi thừa

Các triệu chứng viêm túi thừa gồm có:

  • Đau bụng đột ngột và kéo dài, thường là ở khu vực bụng dưới bên trái. Cơn đau tăng dần theo thời gian
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đầy hơi, chướng bụng

Khi nào cần đi khám?

Cần đến bệnh viện khám nếu như bị đau bụng liên tục, đặc biệt khi còn bị sốt và táo bón hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân gây viêm túi thừa

Túi thừa hình thành khi những vị trí bị suy yếu trên thành ruột bắt đầu phình lên.

Viêm túi thừa xảy ra khi những chỗ phình này bị rách, dẫn đến viêm và đôi khi còn bị nhiễm trùng.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm túi thừa

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm túi thừa:

  • Tuổi tác: Tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừa tăng lên theo tuổi tác.
  • Béo phì: Thừa cân nghiêm trọng làm tăng nguy cơ viêm túi thừa.
  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị viêm túi thừa cao hơn so với những người không hút.
  • Lối sống ít vận động: Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ viêm túi thừa.
  • Chế độ ăn nhiều mỡ động vật và ít chất xơ: Chế độ ăn uống ít chất xơ và nhiều mỡ động vật sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm túi thừa gồm có steroid, thuốc giảm đau nhóm opioid và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như ibuprofen và naproxen sodium.

Biến chứng của viêm túi thừa

Khoảng 25% trường hợp viêm túi thừa cấp tính xảy ra các biến chứng như:

  • Áp-xe – bọc mủ tích tụ trong túi thừa
  • Tắc ruột do hình thành sẹo
  • Hình thành lỗ rò giữa các phần của ruột hoặc giữa ruột và các cơ quan khác
  • Viêm phúc mạc. Điều này có thể xảy ra khi túi thừa bị nhiễm trùng hoặc bị viêm và vỡ ra, dẫn đến tràn dịch ruột vào khoang bụng. Viêm phúc mạc cần được can thiệp khẩn cấp.

Phương pháp chẩn đoán viêm túi thừa

Bệnh viêm túi thừa thường được chẩn đoán khi xảy ra các đợt viêm cấp tính. Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất của viêm túi thừa nhưng đây cũng là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề khác nên bác sĩ sẽ phải tiến hành các phương pháp chẩn đoán để xác định nguyên nhân chính xác.

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, gồm có ấn lên bụng để xác định vị trí bị đau. Phụ nữ sẽ cần phải kiểm tra vùng chậu để xem nguyên nhân có phải là do các vấn đề trong khu vực này hay không.

Tiếp theo sẽ cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán dưới đây:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Thử thai đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản để loại trừ khả năng mang thai.
  • Xét nghiệm men gan để kiểm tra các vấn đề liên quan đến gan.
  • Xét nghiệm mẫu phân để tìm dấu hiệu nhiễm trùng nếu như có triệu chứng tiêu chảy.
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) để kiểm tra xem túi thừa có bị viêm hoặc nhiễm trùng hay không và xác nhận chẩn đoán viêm túi thừa. Chụp CT còn giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Điều trị viêm túi thừa

Việc điều trị viêm túi thừa sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Viêm túi thừa từ nhẹ đến vừa

Nếu có các triệu chứng nhẹ đến vừa thì có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu chỉ có các triệu chứng rất nhẹ thì cũng không cần phải dùng thuốc.
  • Ăn món lỏng trong vài ngày để ruột không phải hoạt động nhiều và nhanh hồi phục. Một khi các triệu chứng đỡ hơn thì có thể dần dần thêm các món rắn vào chế độ ăn uống.

Viêm túi thừa nặng

Nếu viêm túi thừa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc còn có các vấn đề sức khỏe khác thì sẽ phải nhập viện để điều trị. Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường truyền tĩnh mạch. Nếu hình thành ổ áp-xe thì sẽ phải tiến hành dẫn lưu.

Phẫu thuật

Sẽ phải làm phẫu thuật để điều trị viêm túi thừa nếu như:

  • Xảy ra biến chứng, chẳng hạn như áp-xe ruột, hình thành lỗ rò, tắc nghẽn hoặc thủng ruột
  • Viêm túi thừa tái phát nhiều lần
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu

Có hai phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm túi thừa:

  • Cắt ruột một phần: cắt bỏ đi đoạn ruột bị hỏng và sau đó nối các đoạn khỏe mạnh lại với nhau. Sau phẫu thuật người bệnh vẫn có thể đại tiện bình thường. Tùy thuộc vào mức độ viêm mà bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.
  • Cắt ruột và mở hậu môn nhân tạo: với những trường hợp bị viêm nặng và không thể cắt rồi nối đại tràng với trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo. Một lỗ mở được tạo trên thành bụng và nối với phần lành của đại tràng. Sau phẫu thuật, chất thải sẽ đi qua lỗ này và được chứa trong một chiếc túi gắn bên ngoài. Khi đã hết viêm, lỗ này sẽ được đóng lại và nối các đoạn ruột lại với nhau để người bệnh đại tiện bình thường.

Theo dõi sau điều trị

Vài tuần sau khi điều trị khỏi viêm túi thừa, người bệnh nên nội soi đại tràng để kiểm tra. Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp giữa bệnh túi thừa và ung thư đại tràng hoặc trực tràng nhưng nội soi đại tràng sẽ giúp phát hiện sớm ung thư. Ung thư đại trực tràng cũng gây ra một số triệu chứng tương tự như viêm túi thừa.

Đôi khi, dù đã điều trị thành công bằng các phương pháp nội khoa nhưng bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa viêm túi thừa tái phát trong tương lai. Điều này tùy thuộc vào tần suất bệnh tái phát và nguy cơ xảy ra các biến chứng.

Phòng ngừa viêm túi thừa

Để phòng ngừa viêm túi thừa thì nên:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp thúc đẩy chức năng bình thường của ruột và giảm áp lực bên trong đại tràng, nhờ đó giảm nguy cơ hình thành túi thừa. Nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ viêm túi thừa. Các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm mềm phân và giúp phân đi qua đại tràng dễ dàng hơn.
  • Uống nhiều nước: Chất xơ có tác dụng hấp thụ nước và tăng lượng chất thải trong đại tràng, từ đó giúp đi ngoài đều đặn hơn. Nhưng nếu không uống đủ nước để bù lại lượng nước mà chất xơ hấp thụ thì sẽ bị táo bón.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xảy ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả viêm túi thừa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Crohn?
Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Crohn?

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể làm tăng tình trạng viêm ở ruột và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, những điều này sẽ khiến cho bệnh Crohn trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm thực quản: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm thực quản: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm thực quản là tình trạng viêm xảy ra ở mô thực quản - ống cơ đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây