Mối liên hệ giữa dị ứng và tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu
Mặc dù kết quả gây tranh cãi nhưng một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 với sự tham gia của hơn 34.000 người lớn đã phát hiện ra rằng những người bị chứng rối loạn dị ứng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tăng huyết áp cao hơn.
Các chuyên gia khác đưa ra giả thuyết rằng vì những người bị dị ứng thường đi khám thường xuyên hơn nên có tỷ lệ phát hiện bệnh tim mạch cao hơn.
Mặt khác, một nghiên cứu vào năm 2023 phát hiện ra rằng bệnh viêm mũi dị ứng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Kết luận
Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp đa phần rất khó phát hiện hoặc không thể phát hiện được, và khoa học vẫn chưa rõ liệu dị ứng có góp phần gây ra căn bệnh này hay không.
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe tim mạch của mình, bất kể có bị dị ứng hay không, hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để cải thiện tình trạng này.
Mối liên hệ giữa dị ứng và tăng huyết áp
Ở những người bị dị ứng, có thể có những yếu tố khác trong lối sống dẫn đến tăng huyết áp. Ví dụ, thường xuyên sử dụng thuốc trị nghẹt mũi có thể làm tăng huyết áp tạm thời và gây nguy hiểm cho những người đã bị tăng huyết áp.
Ngoài ra, dị ứng nặng có thể làm giảm mức độ vận động. Lối sống ít vận động là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Dị ứng còn có thể gây căng thẳng. Nghiên cứu từ năm 2021 đã xác định rằng căng thẳng mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Thận không hoạt động bình thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng được gọi là suy thận. Suy thận có thể dẫn đến rối loạn điện giải cũng như tích tụ độc tố và nước dư thừa trong máu. Ngoài ra, suy thận còn có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất các hormone giúp ổn định huyết áp và sản sinh hồng cầu. Điều này sẽ dẫn đến tăng huyết áp và thiếu máu.

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Nhiều người sợ đi máy bay do sợ độ cao, sợ không gian hẹp hoặc lo sợ xảy ra tai nạn. Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, mỗi chuyến bay lại đi kèm những nỗi lo khác.