Huyết khối (cục máu đông) trong tim: Triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị

Huyết khối là thuật ngữ y khoa chỉ cục máu đông. Huyết khối trong tim có nghĩa là cục máu đông trong tim.
Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ buồng nào trong số bốn buồng của tim. Dù ở buồng nào thì huyết khối trong tim cũng rất nguy hiểm.
Điều quan trọng là phải xác định chính xác vị trí cục máu đông để có phương pháp điều trị phù hợp và dự đoán những vấn đề có thể phát sinh.
Huyết khối trong tim nguy hiểm đến mức nào?
Huyết khối trong tim là một tình trạng vô cùng nguy hiểm và có thể gây đột tử. Tùy vào vị trí cục máu đông mà huyết khối trong tim dẫn đến các vấn đề khác nhau:
- Huyết khối bên trái (cục máu đông ở tâm nhĩ trái và tâm thất trái): Loại huyết khối trong tim này làm tăng nguy cơ tắc động mạch ngoại biên. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở ngoài tim như động kinh.
- Huyết khối bên phải (cục máu đông ở tâm nhĩ phải và tâm thất phải): Loại huyết khối trong tim này có thể dẫn đến phình động mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch chủ.
Cục máu đông thường hình thành ở đâu trong tim?
Cục máu đông có thể hình thành ở bất cứ đâu trong tim nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2022, huyết khối tâm thất trái (cục máu đông ở buồng dưới bên trái của tim) phổ biến hơn huyết khối tâm thất phải (cục máu đông ở buồng dưới bên phải của tim).
Ai có nguy cơ bị huyết khối trong tim?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối trong tim là:
- Tăng huyết áp
- Tiểu đường
- Hút thuốc
- Ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài
- Bệnh Behcet
- Các vấn đề về mạch máu khác
- Bệnh mạch vành
- Bệnh cơ tim
- COVID-19
- Thiếu protein S và protein C
- Chấn thương ngực kín
- Mang thai
- Bệnh ung thư
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến huyết khối tâm thất phải. Một số nguyên nhân khác gây huyết khối trong tim là suy tim, thiết bị tim cấy ghép và rung nhĩ (một loại rối loạn nhịp tim).
Triệu chứng của huyết khối trong tim
Huyết khối trong tim là một tình trạng vô cùng nguy hiểm nên cần phải đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
Huyết khối trong tim thường gây ra các triệu chứng như:
- Đau ngực
- Ho ra máu
- Khó thở, hụt hơi
- Nhịp tim bất thường
Phương pháp chẩn đoán huyết khối trong tim
Trước đây, huyết khối trong tim đa phần chỉ được phát hiện khi người bệnh đã tử vong (trong quá trình khám nghiệm tử thi). Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong y học nên huyết khối trong tim có thể được phát hiện sớm và điều trị để ngăn ngừa biến chứng. Các công cụ chính được sử dụng trong chẩn đoán huyết khối trong tim là:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Siêu âm tim cản âm
Ngoài các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, người bệnh có thể phải làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp phát hiện các dấu hiệu tim đang phải chịu áp lực và các yếu tố nguy cơ khác như nồng độ protein C và protein S thấp.
Phương pháp điều trị huyết khối trong tim
Giai đoạn đầu của quá trình điều trị diễn ra tại bệnh viện.
Các phương pháp điều trị cục máu đông gồm có thuốc chống đông máu và phẫu thuật.
Những trường hợp huyết khối thất trái thường phải điều trị bằng warfarin (một loại thuốc chống đông máu) trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị sử dụng các loại thuốc sau đây:
- heparin trọng lượng phân tử thấp
- dabigatran
- rivaroxaban
- apixaban (dành cho những người không thể dùng warfarin)
Hiện chưa không có hướng dẫn điều trị huyết khối thất phải. Phương pháp điều trị được tùy chỉnh dựa trên tình trạng thực tế của từng ca bệnh.
Cần phải điều trị những bệnh lý góp phần gây huyết khối trong tim, chẳng hạn như tăng huyết áp hay suy tim.
Những trường hợp phổi bị tổn thương cần đến liệu pháp oxy. Nếu người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.
Huyết khối trong tim có thể tái phát. Do đó, người bệnh cần duy trì điều trị ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm hoặc biến mất và duy trì tái khám định kỳ.
Tóm tắt bài viết
Huyết khối trong tim là cục máu đông hình thành trong tim. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở và ho ra máu. Phải đến bệnh viện ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của huyết khối trong tim. Nếu không điều trị kịp thời, huyết khối trong tim sẽ gây tử vong.

Hở van động mạch chủ xảy ra khi van động mạch chủ không đóng kín hoàn toàn, khiến một phần máu chảy ngược lại vào tâm thất trái. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực và mệt mỏi cùng những triệu chứng khác.

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể con người. Động mạch này mang máu từ tim lên đầu, sau đó đến cánh tay và xuống bụng, chân và vùng chậu. Thành động mạch chủ có thể trở nên suy yếu và phình lên giống như quả bóng. Tình trạng này được gọi là phình động mạch chủ và nếu xảy ra ở phần động mạch chủ vùng bụng thì được gọi là phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm).

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Ống động mạch là một phần trong hệ tuần hoàn của thai nhi, có chức năng nối hai mạch máu chính dẫn máu từ tim là động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai và đóng lại trong vòng vài ngày sau khi sinh. Nếu cấu trúc này vẫn mở sau khi sinh thì được gọi là còn ống động mạch.

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (IC) là tình trạng cơ tim bị suy yếu do cơn đau tim hoặc bệnh động mạch vành. Bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.