1

Hội chứng Dumpling là gì?

Hội chứng Dumpling là một vấn đề có thể phát sinh sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày hoặc sau phẫu thuật nối tắt dạ dày đê giảm cân. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật thực quản. Hội chứng Dumpling xảy ra khi thức ăn, đặc biệt là những món chứa đường, di chuyển từ dạ dày xuống ruột non quá nhanh.
Hội chứng Dumpling là gì? Hội chứng Dumpling là gì?

Hầu hết những người mắc hội chứng Dumpling đều gặp phải các triệu chứng như đau quặn bụng và tiêu chảy từ 10 đến 30 phút sau khi ăn. Đôi khi các triệu chứng này xảy ra sau khi ăn từ 1 – 3 tiếng.

Nói chung, có thể ngăn ngừa hội chứng Dumpling bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật, ví dụ như ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế đồ ăn nhiều đường. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng thì sẽ cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Triệu chứng của hội chứng Dumpling

Các triệu chứng của hội chứng Dumpling thường bắt đầu xảy ra ngay sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm chứa nhiều đường sucrose hoặc đường fructose. Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Cảm giác rất no sau khi ăn, dù không ăn nhiều
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau quặn bụng
  • Tiêu chảy
  • Đỏ mặt, vã mồ hôi
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Tim đập nhanh

Hội chứng Dumpling cũng có thể xảy ra muộn hơn, sau bữa ăn từ 1 đến 3 tiếng. Lý do là vì khi ăn, cơ thể tiết ra một lượng lớn insulin để hấp thụ đường vào ruột non. Kết quả là lượng đường trong máu ở mức thấp.

Các dấu hiệu, triệu chứng khi hội chứng Dumpling xảy ra muộn gồm có:

  • Đổ mồ hôi
  • Đỏ mặt
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tim đập nhanh

Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi ăn là không cố định và có thể phải nhiều năm sau phẫu thuật thì hội chứng Dumpling mới xảy ra.

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám nếu như:

  • Gặp các dấu hiệu, triệu chứng nghi là hội chứng Dumpling, ngay cả khi chưa từng phẫu thuật ở đường tiêu hóa.
  • Đã thử thay đổi chế độ ăn uống nhưng các triệu chứng không đỡ.
  • Cân nặng giảm nhanh chóng do hội chứng Dumpling.

Nguyên nhân gây hội chứng Dumpling

Ở những người mắc hội chứng Dumpling, thức ăn và dịch vị từ dạ dày di chuyển xuống ruột non nhanh hơn bình thường. Nguyên nhân gây nên điều này thường là do những thay đổi trong dạ dày sau phẫu thuật.

Hội chứng Dumpling có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật dạ dày hoặc phẫu thuật thực quản nào, chẳng hạn như cắt thực quản hay nối tắt dạ dày để giảm cân.

Yếu tố nguy cơ gây hội chứng Dumpling

Việc từng trải qua ca phẫu thuật làm thay đổi dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Dumpling. Mục đích của các quy trình phẫu thuật này có thể để giảm cân hoặc để điều trị các bệnh như ung thư dạ dày, ung thư thực quản... Những ca phẫu thuật này có thể gây hội chứng Dumpling gồm có:

  • Cắt dạ dày: một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày (phẫu thuật Roux-en-Y): được thực hiện để giảm cân cho những người bị béo phì nghiêm trọng. Phương pháp phẫu thuật này tạo ra một túi dạ dày nhỏ hơn và nối thẳng với phần dưới của ruột non. Vì túi dạ dày mới có kích thước nhỏ hơn nhiều dạ dày ban đầu nên sẽ tạo cảm giác nhanh no hơn khi ăn và nhờ đó giảm đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Cắt thực quản: toàn bộ hoặc một phần thực quản bị cắt bỏ.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng Dumpling

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây để chẩn đoán hội chứng Dumpling:

  • Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng: Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng Dumpling sau khi lấy bệnh sử, đặc biệt những trường hợp đã từng phẫu thuật dạ dày và sau đó tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.
  • Xét nghiệm đường huyết: Vì lượng đường trong máu thấp có thể là dấu hiệu của hội chứng Dumpling nên sẽ cần làm xét nghiệm máu đo mức đường huyết để xác nhận chẩn đoán.
  • Đo tốc độ làm trống dạ dày: Người bệnh ăn thức ăn có chứa một loại chất phóng xạ và sau đó bác sĩ tiến hành đo tốc độ di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Điều trị hội chứng Dumpling

Hội chứng Dumpling có thể tự khỏi trong vòng 3 tháng. Trong thời gian này, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm các triệu chứng. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ: thử ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều nước: Ban đầu nên giới hạn lượng chất lỏng trong bữa ăn ở mức khoảng 120 ml rồi sau đó tăng dần lên nếu không có vấn đề gì.
  • Uống đủ 6 đến 8 cốc nước (1.5 - 2 lít) mỗi ngày nhưng không nên uống nước trong bữa ăn. Ngoài ra, ban đầu không nên uống bất cứ thứ gì trong vòng 30 đến 60 phút trước và sau khi ăn.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein (thịt, cá, đậu phụ, trứng,...), carb phức tạp (các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ). Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chẳng hạn như kẹo, bánh, kem, nước ngọt và nước trái cây đóng chai. Đường tự nhiên trong các sản phẩm từ sữa (lactose) có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng Dumpling. Hãy theo dõi chế độ ăn uống, nếu những sản phẩm này gây ra triệu chứng thì nên hạn chế tối đa hoặc kiêng hoàn toàn.
  • Tăng lượng chất xơ: Chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ carb ở ruột non.
  • Hạn chế đồ uống có cồn

Điều trị bằng thuốc

Đối với những trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng và không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống thì bác sĩ sẽ kê octreotide. Đây là một loại thuốc trị tiêu chảy, được tiêm dưới da và có tác dụng làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Thuốc này có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…

Phẫu thuật

Nếu đã thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc mà hội chứng Dumpling không thuyên giảm thì có thể sẽ cần phẫu thuật để điều trị. Đa phần sẽ phải tái tạo lại phần đã cắt bỏ, ví dụ như tái tạo môn vị hoặc khôi phục lại dạ dày sau khi nối tắt dạ dày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Trào ngược axit có những triệu chứng nào?
Trào ngược axit có những triệu chứng nào?

Trào ngược axit có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường gặp các triệu chứng vào ban đêm.

Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý
Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.

Viêm thực quản: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm thực quản: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm thực quản là tình trạng viêm xảy ra ở mô thực quản - ống cơ đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây