1

Hạ huyết áp tư thế là gì? Điều trị bằng cách nào?

Hạ huyết áp tư thế đứng hay hạ huyết áp tư thế, là tình trạng huyết áp giảm đột ngột khi đứng dậy nhanh.
Hạ huyết áp tư thế là gì? Điều trị bằng cách nào? Hạ huyết áp tư thế là gì? Điều trị bằng cách nào?

Khi đứng lên, máu sẽ dồn xuống chân do trọng lực và huyết áp bắt đầu giảm. Lúc này, trong cơ thể sẽ diễn ra một số thay đổi để bù đắp cho sự biến động huyết áp. Tim đập nhanh hơn để bơm nhiều máu hơn và các mạch máu co lại để ngăn máu ứ đọng ở chân.

Tuy nhiên, đôi khi cơ chế bù đắp không hoạt động hiệu quả và kết quả là hạ huyết áp tư thế. Một số loại thuốc có thể làm giảm các phản xạ bù đắp của cơ thể. Cơ chế bù đắp cũng yếu đi khi có tuổi. Đó là lý do tại sao tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2021, khoảng 28% người lớn tuổi bị hạ huyết áp tư thế.

Đa phần, huyết áp chỉ giảm nhẹ trong vài phút sau khi đứng dậy nhưng cũng có những trường hợp nghiêm trọng, hạ huyết áp tư thế đứng gây ngất xỉu.

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế

Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng là chóng mặt và choáng váng khi đứng dậy. Các triệu chứng thường tự hết sau vài phút hoặc khi ngồi xuống.

Các triệu chứng thường gặp khác là:

  • Buồn nôn
  • Khuỵu gối, đứng không vững
  • Đau đầu
  • Không có sức lực
  • Lú lẫn
  • Nhìn mờ

Các triệu chứng ít gặp hơn của tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng:

  • Ngất xỉu
  • Đau ngực
  • Đau cổ và vai

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế có thể là vấn đề tạm thời hoặc mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây hạ huyết áp tư thế. Một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Thiếu máu
  • Mất nước
  • Một số loại thuốc hóa trị
  • Thuốc giãn mạch (như thuốc điều trị tăng huyết áp và bệnh parkinson)
  • Một số loại thuốc chống loạn thần
  • Một số thuốc chống trầm cảm
  • Uống rượu
  • Giảm thể tích máu hoặc dịch
  • Suy tim
  • Ứ đọng máu trong tĩnh mạch
  • Các bệnh lý gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ (ví dụ như bệnh parkinson)
  • Một số vấn đề về tủy sống
  • Hội chứng Guillain-Barré
  • Bệnh tiểu đường

Bất kỳ ai cũng có thể bị hạ huyết áp tư thế đứng nhưng nguy cơ cao hơn ở những người:

  • từ 65 tuổi trở lên, đặc biệt là những người nằm một chỗ trong thời gian dài
  • mới sinh con
  • độ tuổi thiếu niên (do đây là giải đoạn mà cơ thể phát triển nhanh)

Hạ huyết áp tư thế thường xảy ra vào buổi sáng và trong vòng 1 – 2 tiếng sau bữa ăn lớn, đặc biệt là bữa ăn có nhiều carbohydrate.

Biến chứng của hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gây ngã và ngất xỉu, tình trạng mất ý thức tạm thời. Ngã và ngất xỉu do hạ huyết áp tư thế có thể dẫn đến chấn thương. Người lớn tuổi dễ bị té ngã hơn khi bị hạ huyết áp tư thế đứng.

Tình trạng huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường còn làm tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác.

Phương pháp chẩn đoán hạ huyết áp tư thế

Nếu nghi ngờ hạ huyết áp tư thế, bác sĩ sẽ đo huyết áp khi người bệnh ngồi, nằm và đứng.

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng nếu huyết áp tâm thu (chỉ số thứ nhất) giảm 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số thứ hai) giảm 10 mmHg trong vòng 3 phút sau khi người bệnh đứng dậy.

Để tìm ra nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế đứng, cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Khám lâm sàng
  • Đo nhịp tim
  • Xét nghiệm máu, bao gồm công thức máu toàn bộ để xem có bị thiếu máu hay không tình trạng thiếu máu
  • Điện tâm đồ để kiểm tra nhịp tim
  • Siêu âm tim để kiểm tra hoạt động của tim và van tim
  • Nghiệm pháp gắng sức (stress test): đo nhịp tim trong khi người bệnh tập thể dục
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: người bệnh nằm trên một chiếc bàn và nhân viên y tế sẽ điều chỉnh bàn nghiêng dần để xem người bệnh có bị ngất xỉu hay không

Các phương pháp này giúp loại trừ các bệnh lý khác như bệnh Parkinson, tiểu đường, thiếu máu và hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng.

Phương pháp điều trị hạ huyết áp tư thế

Mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn tình trạng tụt huyết áp khi đứng dậy mà không làm tăng huyết áp những lúc bình thường.

Nếu loại thuốc đang dùng là nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế đứng thì cần phải đổi hoặc ngừng thuốc.

Nếu tình trạng hạ huyết áp tư thế là do bệnh Parkinson, tiểu đường hoặc các bệnh lý khác gây nên thì cần phải điều trị các bệnh lý này. Khi nguyên nhân gốc rễ được kiểm soát, tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng sẽ tự cải thiện.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc có tác dụng làm tăng thể tích máu hoặc làm co mạch máu, ví dụ như:

  • fludrocortisone
  • midodrine
  • erythropoietin

Những người mắc chứng hạ huyết áp tư thế không có triệu chứng có thể không cần điều trị.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu, hãy đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.

Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Bên cạnh các phương pháp điều trị y tê như dùng thuốc, bạn có thể kết hợp thay đổi thói quen sống để làm giảm các triệu chứng:

  • Uống nước nhiều hơn và hạn chế uống rượu nếu bị mất nước
  • Thực hiện một số động tác làm tăng huyết áp trước khi đứng dậy, ví dụ như bóp một quả bóng cao su hoặc một chiếc khăn bằng tay
  • Tránh tắm nước nóng và hoạt động ngoài trời khi thời tiết nóng
  • Đứng dậy từ từ
  • Mang vớ y khoa để thúc đẩy máu lưu thông ở chân
  • Tăng lượng muối trong bữa ăn hàng ngày để giúp cơ thể giữ nước

Hạ huyết áp tư thế có tự khỏi không?

Hạ huyết áp tư thế có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ mất nước cho đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh Parkinson.

Nếu không phải do một vấn đề sức khỏe khác gây ra thì tình trạng hạ huyết áp tư thế thường tự khỏi. Trong trường hợp nguyên nhân là do một bệnh mạn tính, điều trị bệnh lý đó sẽ giúp kiểm soát tình trạng hạ huyết áp tư thế. Bên cạnh đó cũng có những loại thuốc giúp điều trị tình trạng hạ huyết áp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?
Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?

Viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis) là một loại viêm mạch máu hiếm gặp, xảy ra ở động mạch chủ (động mạch lớn mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể) và các nhánh chính của động mạch chủ.

Phì đại thất trái điều trị bằng cách nào?
Phì đại thất trái điều trị bằng cách nào?

Phì đại thất trái là tình trạng thành của tâm thất trái dày lên và giãn ra. Thành tim dày lên sẽ mất tính đàn hồi và làm giảm khả năng bơm máu của tim.

Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Viêm nội tâm mạc điều trị bằng cách nào?
Viêm nội tâm mạc điều trị bằng cách nào?

Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm ở lớp màng trong tim và van tim. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

Hẹp van hai lá điều trị bằng cách nào?
Hẹp van hai lá điều trị bằng cách nào?

Hẹp van hai lá xảy ra khi lỗ mở van hai lá bị thu hẹp, làm giảm lượng máu có thể chảy qua.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây