1

Bị huyết áp thấp nên ăn gì để cải thiện huyết áp?

Uống đủ nước giúp làm tăng huyết áp. Thiếu hụt một số vitamin, chẳng hạn như vitamin B9 và vitamin B12, có thể gây ra huyết áp thấp, vì vậy ăn những thực phẩm chứa các vitamin này có thể giúp cải thiện huyết áp.
Bị huyết áp thấp nên ăn gì để cải thiện huyết áp? Bị huyết áp thấp nên ăn gì để cải thiện huyết áp?

Thế nào là huyết áp thấp?

Huyết áp bình thường dao động trong phạm vi từ 90/60 đến 120/80 mmHg. Huyết áp dưới 90/60 mmHg thường được xác định là huyết áp thấp nhưng định nghĩa huyết áp bình thường, cao và thấp còn tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân như:

  • Bệnh sử
  • Tuổi tác
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể

Mức huyết áp được coi là thấp ở người này có thể lại là bình thường đối với một số người khác.

Thông thường, bác sĩ đưa ra chẩn đoán huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg và người bệnh có các triệu chứng dưới đây:

  • Mờ mắt
  • Thiếu tỉnh táo hoặc khó tập trung
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức khi gặp các triệu chứng sau đây:

  • Nhịp tim nhanh
  • Hơi thở nông
  • Đổ mồ hôi lạnh

Đó có thể là những dấu hiệu của sốc, một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu và oxy.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp:

  • Thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ như đứng dậy đột ngột khi đang ngồi
  • Thiếu máu
  • Rối loạn hệ thần kinh tự chủ
  • Mất nước
  • Nhịn ăn
  • Ăn quá nhiều
  • Rối loạn nội tiết
  • Sốc phản vệ (một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng)
  • Mất máu nhiều
  • Nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Một số loại thuốc
  • Mang thai
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng
  • Căng thẳng
  • Bệnh tuyến giáp
  • Tập thể dục cường độ cao
  • Các bệnh về thần kinh như bệnh Parkinson

Nên ăn uống gì khi bị huyết áp thấp?

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp làm tăng huyết áp, chẳng hạn như:

  • Nước. Mất nước làm giảm thể tích máu và dẫn đến hạ huyết áp. Uống nhiều nước sẽ giúp làm tăng huyết áp. Hãy tăng lượng nước uống khi tập thể dục hoặc thời tiết nắng nóng và ra nhiều mồ hôi để tránh bị tụt huyết áp.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu ác tính, tình trạng này gây huyết áp thấp và mệt mỏi. Vitamin B12 có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như trứng, thịt bò, nội tạng (nhất là gan và cật), cá hồi và động vật có vỏ. Vitamin B12 được thêm vào một số loại thực phẩm đóng gói như bột ngũ cốc và men dinh dưỡng.
  • Thực phẩm giàu folate (vitamin B9). Thiếu folate cũng có thể gây thiếu máu. Ví dụ về thực phẩm giàu folate là măng tây, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, rau ăn lá, trứng và gan.
  • Muối. Ăn thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp.
  • Caffeine. Đồ uống chứa caffeine như cà phê và trà có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Điều chỉnh thói quen sống

Nếu nghi ngờ mình bị thiếu máu, bạn nên đi khám để làm xét nghiệm máu và được kê thuốc điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc ăn những loại thực phẩm và đồ uống kể trên, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để cải thiện huyết áp:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. Ăn quá nhiều trong một bữa có thể gây tụt huyết áp vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.
  • Hạn chế rượu bia. Uống rượu bia gây mất nước và dẫn đến tụt huyết áp.

Ngoài ra, thực hiện những thay đổi thói quen sống sau đây cũng giúp ngăn ngừa hạ huyết áp:

  • Nếu tập thể dục ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, hãy dừng lại nghỉ thường xuyên và uống nhiều nước
  • Tránh tắm nước nóng và xông hơi
  • Đứng lên từ từ
  • Không nằm một chỗ quá lâu
  • Mang vớ y khoa để ngăn máu ứ đọng ở chân.

Huyết áp thấp trong thai kỳ

Huyết áp giảm là hiện tượng bình thường trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và các mạch máu giãn ra.

Tuy nhiên, hãy đi khám nếu gặp các triệu chứng huyết áp thấp. Mẹ bầu cần chú ý uống đủ nước trong thời gian mang thai.

Nếu không phải do thiếu máu hoặc một vấn đề sức khỏe khác, huyết áp thường tăng trở lại vào những tháng cuối của thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh.

Tóm tắt bài viết

Huyết áp thấp có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, từ những nguyên nhân tạm thời như mất nước, căng thẳng, tập thể dục cường độ cao cho đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp, sốc phản vệ hay bệnh tim. Ăn một số loại thực phẩm nhất định, điều chỉnh thói quen ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện huyết áp khi bị huyết áp thấp hay tụt huyết áp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân gây huyết áp thấp sau phẫu thuật
Nguyên nhân gây huyết áp thấp sau phẫu thuật

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp ngay sau phẫu thuật, từ tác dụng phụ của thuốc gây mê cho đến mất máu nhiều. Nếu sau vài ngày mà huyết áp vẫn ở mức thấp thì hãy đến bệnh viện kiểm tra.

Huyết áp tâm trương thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Huyết áp tâm trương thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Huyết áp tâm trương thấp có thể là do một số loại thuốc hoặc do tuổi cao. Huyết áp tâm trương thấp cũng có thể là do bệnh huyết áp thấp.

17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây