1

Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?

Cà phê là một trong những loại thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Tổng lượng cà phê được tiêu thụ mỗi năm trên toàn thế giới là khoảng 8,6 triệu tấn. Đối với nhiều người, uống một tách cà phê là một thói quen không thể thiếu vào mỗi sáng. Cà phê giúp tinh thần tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc liệu rằng uống cà phê thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe hay không và thức uống này có tác động như thế nào đến huyết áp cũng như sức khỏe tim mạch.
Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không? Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?

Cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời

Khoa học cho thấy uống cà phê không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà còn có nhiều tác động sinh lý khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng huyết áp tăng lên trong một thời gian ngắn sau khi uống cà phê.

Một tổng quan gồm 34 nghiên cứu cho thấy 200 – 300mg caffeine từ cà phê (tương đương 1,5 – 2 cốc) làm tăng huyết áp tâm thu trung bình 8 mmHg và huyết áp tâm trương 6 mmHg.

Điều này xảy ra trong vòng ba giờ sau khi uống cà phê và xảy ra ở cả những người có huyết áp bình thường cũng như những người bị bệnh tăng huyết áp.

Tuy nhiên, khi uống cà phê thường xuyên, huyết áp không còn tăng tạm thời sau khi uống nữa. Điều này có thể là do cơ thể “thích nghi” với caffeine khi tiêu thụ thường xuyên.

Như vậy, huyết áp có thể tăng nhẹ đến vừa sau khi uống cà phê, đặc biệt là ở những người không thường xuyên uống cà phê.

Uống cà phê có tác động lâu dài đến huyết áp không?

Mặc dù cà phê có thể làm tăng huyết áp ngay sau khi uống nhưng hiện tượng này không kéo dài lâu.

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng ở những người bị tăng huyết áp, việc uống cà phê hàng ngày không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trên thực tế, cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở những người khỏe mạnh, uống 3 – 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Cà phê chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có thể làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể.

Một số nhà nghiên cứu còn nhận định rằng những lợi ích mà cà phê mang lại lớn hơn nhiều so với những tác động tiêu cực.

Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của cà phê đến sức khỏe về lâu dài nhưng theo các nghiên cứu hiện có, uống cà phê thường xuyên là một thói quen an toàn và thậm chí có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Người bị tăng huyêt áp có được uống cà phê không?

Nói chung, việc uống cà phê ở mức độ vừa phải không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp hay nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kể cả ở những người bị bệnh tăng huyết áp.

Trái lại, uống cà phê còn được chứng minh là mang lại những lợi ích nhất định.

Một số hợp chất hoạt tính có trong cà phê có tác dụng làm giảm stress oxy hóa và tình trạng viêm trong cơ thể.

Tất nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine là điều không nên, đặc biệt là khi bạn đã bị tăng huyết áp.

Nếu bạn chưa từng hoặc ít khi uống cà phê thì nên kiểm soát huyết áp thật tốt trước khi thêm loại đồ uống này vào thói quen hàng ngày vì uống cà phê có thể khiến huyết áp tăng cao trong thời gian ngắn.

Ăn hay uống bất cứ thứ gì quá nhiều cũng đều không tốt cho sức khỏe và cà phê không phải ngoại lệ. Hãy duy trì sự cân bằng trong cả lối sống và thói quen ăn uống.

Tập thể dục đều đặn kết hợp với chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt là những cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ

So sánh hai loại máy đo huyết áp và cách sử dụng từng loại máy

Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?
Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?
Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng huyết áp trên 130/80 mmHg. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xảy ra các tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Chảy máu mũi thường không phải là triệu chứng của tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ chảy máu mũi hay không.

Tăng huyết áp có di truyền không?
Tăng huyết áp có di truyền không?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu chảy qua động mạch lớn hơn mức bình thường. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này sẽ dần dần làm hỏng mạch máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Mất nước ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?
Mất nước ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?

Mất nước có thể làm thay đổi huyết áp. Giảm thể tích máu có thể khiến huyết áp giảm xuống mức thấp nguy hiểm và thậm chí gây sốc. Mất nước còn có liên quan đến tăng huyết áp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây