1

Ung thư xương: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Ung thư xương hay u xương ác tính có thể bắt đầu phát sinh ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng thường là ở xương chậu hoặc các xương dài ở tay và chân. Ung thư xương là loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng số ca ung thư. Trên thực tế, u xương lành tính phổ biến hơn nhiều so với u xương ác tính.

Thuật ngữ "ung thư xương" được hiểu là ung thư xương nguyên phát, có nghĩa là ung thư bắt đầu từ các tế bào xương chứ không phải ung thư bắt đầu từ các nơi khác trong cơ thể và di căn đến xương. Nếu là ung thư di căn thì sẽ được đặt tên theo nơi mà tế bào ung thư bắt đầu hình thành, chẳng hạn như ung thư vú di căn xương hay ung thư phổi di căn xương.

Một số loại ung thư xương chủ yếu xảy ra ở trẻ em trong khi một số khác đa phần xảy ra ở người lớn. Phẫu thuật cắt xương là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư xương nhưng ngoài ra còn có phương pháp hóa trị và xạ trị. Quyết định điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị sẽ tùy thuộc vào loại ung thư xương mắc phải.

Triệu chứng ung thư xương

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xương gồm có:

  • Đau xương
  • Sưng tấy ở gần khu vực xương bị bệnh
  • Xương suy yếu, dễ gãy
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, sụt cân

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám ngay nếu các cơn đau xương:

  • Xảy ra trong thời gian ngắn rồi biến mất
  • Nghiêm trọng hơn vào ban đêm
  • Không đỡ dù đã dùng thuốc giảm đau

Nguyên nhân gây ung thư xương

Nguyên nhân của hầu hết các loại ung thư xương đều chưa được xác định rõ. Một số loại ung thư xương có liên quan đến yếu tố di truyền trong khi một số khác có liên quan đến sự tiếp xúc với bức xạ.

Các loại ung thư xương

Ung thư xương được phân chia thành nhiều loại riêng biệt dựa trên loại tế bào nơi ung thư bắt đầu. Các loại ung thư xương phổ biến nhất gồm có:

  • Sarcoma xương (ung thư xương tạo xương): Đây là dạng ung thư xương phổ biến nhất, bắt đầu phát sinh từ các tế bào tạo ra xương. Loại ung thư xương này chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh niên, thường ảnh hưởng đến xương cẳng chân hoặc cánh tay. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sarcoma xương xảy ra bên ngoài xương (sarcoma xương ngoài xương).
  • Sarcoma sụn: Đây là dạng ung thư xương phổ biến thứ hai, bắt đầu phát sinh từ các tế bào tạo ra sụn. Sarcoma sụn thường xảy ra ở xương chậu, chân hoặc tay. Đối tượng có nguy cơ mắc sarcoma sụn cao nhất là người trung niên và người lớn tuổi.
  • Sarcoma Ewing: Loại ung thư xương này thường phát sinh ở xương chậu, chân hoặc cánh tay của trẻ em và thanh niên.

Ai có nguy cơ bị ung thư xương?

Hiện chưa rõ chính xác nguyên nhân gây ung thư xương nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương:

  • Các bệnh di truyền: Một số hội chứng di truyền hiếm gặp có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương, chẳng hạn như hội chứng Li-Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.
  • Bệnh Paget xương: Thường xảy ra ở người lớn tuổi, bệnh Paget xương có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương sau này.
  • Xạ trị: Việc tiếp xúc với phóng xạ liều cao, chẳng hạn như phương pháp xạ trị điều trị ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương trong tương lai.

Phương pháp chẩn đoán ung thư xương

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí và kích thước của khối u ác tính trong xương và phát hiện ung thư di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh cụ thể cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các phương pháp này gồm có:

  • Xạ hình xương
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • Chụp X-quang

Sinh thiết

Bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết, trong đó lấy một mẫu tế bào từ khối u để phân tích. Kết quả sinh thiết sẽ cho biết đó có phải tế bào ung thư hay không và nếu đúng thì là loại ung thư nào. Sinh thiết còn giúp đánh giá tốc độ phát triển của khối u.

Các loại sinh thiết thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư xương gồm có:

  • Sinh thiết kim: Bác sĩ đưa một cây kim mảnh qua da vào khối u để lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u.
  • Sinh thiết mở: Bác sĩ rạch một đường qua da và cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần khối u rồi đem đi phân tích.

Việc xác định loại sinh thiết cần thực hiện và các bước thực hiện cụ thể đòi hỏi đội ngũ y tế phải lên kế hoạch cẩn thận. Bác sĩ cần tiến hành sinh thiết sao cho không ảnh hưởng đến việc phẫu thuật điều trị ung thư xương sau này.

Các giai đoạn ung thư xương

Sau khi xác nhận ung thư xương, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư để từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Các yếu tố được xem xét để xác định giai đoạn ung thư gồm có:

  • Kích thước của khối u
  • Tốc độ phát triển của khối u
  • Số lượng xương bị ảnh hưởng, chẳng hạn như số lượng đốt sống liền kề đốt sống bị ung thư
  • Ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa

Ung thư xương được chia thành 5 giai đoạn, từ 0 đến 4. Ở các giai đoạn đầu, khối u có kích thước nhỏ và chỉ giới hạn trong xương. Sang đến giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối, ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Điều trị ung thư xương

Phác đồ điều trị trong mỗi một trường hợp ung thư xương là khác nhau, tùy theo loại ung thư mắc phải, giai đoạn ung thư, tình trạng sức khỏe tổng thể và một số yếu tố khác từ phía bệnh nhân. Mỗi một loại ung thư xương đáp ứng với các phương pháp điều trị ở mức độ khác nhau và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh. Ví dụ, một số loại ung thư xương chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật trong khi một số cần kết hợp phẫu thuật và hóa trị hay cả phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Phẫu thuật

Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư trong xương. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để loại bỏ toàn bộ khối u cùng với một phần nhỏ mô xương khỏe mạnh xung quanh. Sau đó, phần xương đã bị cắt bỏ được thay bằng xương từ một vùng khác trên cơ thể bạn, bằng mô xương của người hiến tặng hoặc bằng xương nhân tạo làm từ kim loại và nhựa cứng.

Những trường hợp khối u có kích thước quá lớn hoặc nằm ở một vị trí phức tạp trên xương có thể phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần chi (cắt cụt chi). Nhờ các tiến bộ trong y học hiện nay nên ngày càng có ít ca bệnh ung thư xương phải phẫu thuật cắt cụt chi. Nếu cần phải cắt cụt chi, bệnh nhân sẽ được lắp chi giả và sau đó trải qua quá trình phục hồi chức năng và tập luyện để học cách thực hiện các công việc hàng ngày bằng chi mới.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư mạnh, thường được truyền qua tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này chỉ có hiệu quả đối với một số loại ung thư xương nhất định. Ví dụ, hóa trị thường không hiệu quả lắm đối với sarcoma tủy nhưng lại là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị sarcoma xương và sarcoma Ewing.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng chùm tia phóng xạ năng lượng cao, chẳng hạn như tia X, để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nằm bên dưới máy xạ trị và chùm tia phóng xạ sẽ nhắm đến khu vực có khối u trong cơ thể.

Xạ trị thường được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u và giúp cho việc cắt bỏ được dễ dàng hơn. Điều này giúp tránh phải cắt cụt chi.

Xạ trị cũng là một giải pháp cho những trường hợp ung thư xương không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân trải qua quá trình xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Trong những trường hợp ung thư xương giai đoạn cuối, xạ trị được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như đau đớn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Vỡ xương sọ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị
Vỡ xương sọ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Vỡ xương sọ xảy ra khi có một lực tác động mạnh khiến xương sọ (hộp sọ) bị nứt, lún hoặc vỡ. Một số trường hợp vỡ xương sọ tự lành mà không cần can thiệp điều trị nhưng nếu tổn thương đến não hoặc cần phẫu thuật thì quá trình hồi phục có thể mất vài tuần cho đến vài tháng.

Các phương pháp điều trị loãng xương
Các phương pháp điều trị loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương suy giảm do tốc độ phân hủy xương nhanh hơn tốc độ tái tạo xương mới. Phương pháp điều trị thường là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Mục đích chính của việc điều trị là ngăn ngừa mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương.

Gãy xương đòn: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Gãy xương đòn: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Gãy xương đòn là một dạng chấn thương phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên. Xương đòn hay xương quai xanh là hai xương nối phần trên của xương ức với xương bả vai. Các nguyên nhân phổ biến gây gãy xương đòn gồm có ngã, chấn thương do tai nạn giao thông và chấn thương do chơi thể thao. Trẻ sơ sinh có thể bị gãy xương đòn trong quá trình sinh.

Gãy xương sườn: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Gãy xương sườn: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Gãy xương sườn là một dạng chấn thương phổ biến xảy ra khi một trong những xương trong khung xương sườn bị gãy hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương sườn là va đập vùng ngực, chẳng hạn như do ngã, tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây