1

Tiên lượng và tuổi thọ sau tai biến mạch máu não

Đột quỵ là vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đột quỵ có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, tàn tật lâu dài và làm giảm tuổi thọ. Trong khi nhiều người phục hồi hoàn toàn và sống thọ đột quỵ thì nhiều người lại phải sống chung với những biến chứng nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.
Tiên lượng và tuổi thọ sau tai biến mạch máu não Tiên lượng và tuổi thọ sau tai biến mạch máu não

Tuổi thọ sau khi bị đột quỵ

Tuổi thọ của mỗi người bị đột quỵ là khác nhau.

Đã có nhiều nghiên cứu lớn được thực hiện về tuổi thọ sau đột quỵ. Mặc dù hầu hết nghiên cứu đều cho ra kết quả tương tự nhưng kết quả không giống hệt nhau vì các nghiên cứu có sự khác nhau về độ tuổi của người tham gia hoặc loại đột quỵ. Dưới đây là kết quả của một số nghiên cứu lớn.

Đột quỵ làm giảm tuổi thọ

Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 300.000 người ở Úc và New Zealand vào năm 2022 đã phát hiện ra rằng tất cả các loại đột quỵ đều làm giảm 5,5 năm tuổi thọ. Những người bị đột quỵ xuất huyết não giảm trung bình 7,4 năm tuổi thọ. (1)

Tỷ lệ sống 5 năm sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Một nghiên cứu lớn của Thụy Điển vào năm 2019 trên những người sống thêm ít nhất 30 ngày sau cơn đột quỵ nguyên phát cho thấy tỷ lệ sống sau 5 năm ở những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ là 49,4%.

Ở những người bị đột quỵ xuất huyết não, tỷ lệ sống sau 5 năm là 37,8%. (2)

Một nghiên cứu tại Đức vào năm 2019 đã cho kết quả tương tự về tỷ lệ sống sau 5 năm. Trong nghiên cứu này, cứ 11 người thì có khoảng 1 người tử vong trong vòng 90 ngày sau cơn đột quỵ nguyên phát và cứ 6 người thì có 1 người tử vong trong vòng một năm.

Độ tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn sau đột quỵ

Các tác giả của một nghiên cứu vào năm 2019 tại Hà Lan đã theo dõi những người sống thêm ít nhất 30 ngày sau cơn đột quỵ nguyên phát và phát hiện ra rằng những người ở độ tuổi từ 18 đến 49 có nguy cơ tử vong trong vòng 15 năm sau đột quỵ cao gấp 5,5 lần so với những người từ 50 tuổi trở lên. (3)

Cần lưu ý rằng những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên một nhóm người và kết quả không hoàn toàn phản ánh tuổi thọ hay tỷ lệ tử vong thực tế. Tuổi thọ của mỗi người sau đột quỵ là khác nhau và còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để biết về tiên lượng của bản thân, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.

Mất bao lâu để phục hồi sau đột quỵ?

Có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm để phục hồi sau đột quỵ và cũng có nhiều trường hợp vĩnh viễn không thể hồi phục hoàn toàn.

Nhưng cho dù không lấy lại được toàn bộ các kỹ năng bị mất thì quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ vẫn sẽ giúp người bệnh có thể sống độc lập hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn

Quá trình phục hồi chức năng thường bắt đầu ngay khi người bệnh còn nằm viện, khi tình trạng đã ổn định.

Nguy cơ đột quỵ tái phát

Những người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ cao bị lại trong tương lai. Một nghiên cứu tại Đức vào năm 2019 đã chỉ ra nguy cơ đột quỵ lần hai tại các mốc thời gian khác nhau như sau: (4)

  • 1,2% trong vòng 30 ngày
  • 3,4% trong vòng 90 ngày
  • 7,4% trong vòng 1 năm
  • 19,4% trong vòng 5 năm

Các biến chứng thường gặp của đột quỵ

Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng. Biến chứng mà mỗi người gặp phải là khác nhau, phụ thuộc vào loại đột quỵ, vùng não bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ.

Một số biến chứng thường gặp gồm có:

  • Thay đổi hành vi
  • Suy giảm nhận thức
  • Trầm cảm
  • Mất ngôn ngữ (khó nói và chậm hiểu lời nói của người khác)
  • Khó nuốt
  • Mệt mỏi, sức khỏe kém
  • Suy giảm trí nhớ
  • Vấn đề về tâm lý
  • Đau đớn
  • Liệt
  • Thay đổi về cảm giác
  • Vấn đề về thị lực
  • Co cứng cơ

Rất khó để dự đoán trước biến chứng nào sẽ tự khỏi theo thời gian và biến chứng nào sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau đột quỵ

Quá trình hồi phục sau đột quỵ ở mỗi ca bệnh là khác nhau. Rất khó để dự đoán chính xác thời gian hồi phục và những kỹ năng có thể khôi phục. Quá trình hồi phục sau đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:

  • Độ tuổi: Người trẻ tuổi thường có khả năng hồi phục sau đột quỵ tốt hơn so với người lớn tuổi.
  • Loại đột quỵ: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường có tiên lượng tốt hơn so với đột quỵ xuất huyết não.
  • Vùng não bị ảnh hưởng: Đột quỵ xảy ra ở thân não thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ: Đột quỵ xảy ra ở nhiều vùng não lớn cùng lúc sẽ có nguy cơ tử vong và tàn tật cao đáng kể hơn so với đột quỵ chỉ xảy ra ở một vùng não nhỏ.
  • Thời điểm điều trị: Những người được điều trị trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ có cơ hội phục hồi cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe trước khi bị đột quỵ: Mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc tiểu đường, là một yếu tố gây bất lợi cho quá trình phục hồi sau đột quỵ.
  • Tiền sử đột quỵ: Một nghiên cứu vào năm 2022 tại Đan Mạch cho thấy đột quỵ tái phát có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Nỗ lực từ phía người bệnh: Khả năng phục hồi sau đột quỵ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính bản thân người bệnh. Tích cực thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng và thay đổi lối sống theo khuyến nghị sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.

Tỷ lệ sống sót sau đột quỵ theo độ tuổi

Người lớn tuổi có tỷ lệ sống sót sau đột quỵ thấp hơn so với người trẻ tuổi. Một nghiên cứu của Pháp vào năm 2019 đã cho thấy tỷ lệ sống sót tương đối của những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, loại đột quỵ phổ biến nhất. Tỷ lệ sống sót tương đối là tỷ lệ những người bị đột quỵ vẫn còn sống so với những người chưa bị đột quỵ.

Độ tuổi Tỷ lệ sống sót tương đối 1 năm (%) Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm (%) Tỷ lệ sống sót tương đối 10 năm (%)
Dưới 65 tuổi 93,7 87,7 82,8
65 – 80 tuổi 86,0 74,6 58,2
80 – 85 tuổi 76,8 64,6 46,8
Trên 85 tuổi 64,0 49,8 34,2

Tóm tắt bài viết

Đột quỵ có thể làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, tiên lượng của mỗi ca đột quỵ là khác nhau vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tuổi tác và loại đột quỵ mà người bệnh đã trải qua. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố có thể thay đổi, chẳng hạn như việc điều chỉnh lối sống và tích cực thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng. Những điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tiên lượng.

Rất khó dự đoán trước một người có thể sống thêm bao lâu và khi nào sẽ hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ. Để biết về tiên lượng của bản thân, tốt hơn hết người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đột quỵ não trái là gì? Tiên lượng ra sao?
Đột quỵ não trái là gì? Tiên lượng ra sao?

Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái ảnh hưởng đến nửa người bên phải và ngược lại, đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải ảnh hưởng đến nửa người bên trái. Đột quỵ ở bán cầu não trái ảnh hưởng nhiều hơn đến kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm cả khả năng nói và hiểu lời nói của người khác.

Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và tiên lượng
Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và tiên lượng

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, làm gián đoạn sự lưu thông máu đến một phần não. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ và hành động kịp thời khi có dấu hiệu bất thường có thể giúp cải thiện tiên lượng cho người bệnh.

Đột quỵ thân não: Triệu chứng và tiên lượng
Đột quỵ thân não: Triệu chứng và tiên lượng

Đột quỵ thân não là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Lý do là bởi thân não kiểm soát một số chức năng quan trọng như hít thở và nhịp tim. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bị đột quỵ thân não có thể đuọc cứu sống và phục hồi.

Đột quỵ tủy sống có tiên lượng ra sao?
Đột quỵ tủy sống có tiên lượng ra sao?

Đột quỵ tủy sống, hay đột quỵ cột sống, xảy ra khi dòng máu đến một phần của tủy sống bị gián đoạn. Giống như não bộ, tủy sống cũng là một phần của hệ thần kinh trung ương.

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và tiên lượng
Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và tiên lượng

Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông máu đến não bị gián đoạn do cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ. Mọi người thường cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng trên thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây