1

Thuốc lợi tiểu có tác dụng gì?

Thuốc lợi tiểu, hay còn gọi là thuốc lợi niệu, là những loại thuốc làm tăng sự đào thải nước và muối khỏi cơ thể qua nước tiểu.
thuoc loi tieu Thuốc lợi tiểu có tác dụng gì?

Có ba nhóm thuốc lợi tiểu là thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali. Thuốc lợi tiểu thường được dùng để điều trị tăng huyết áp nhưng cũng được dùng để trị các bệnh lý khác.

Thuốc lợi tiểu điều trị những bệnh lý nào?

Mục đích sử dụng chính của thuốc lợi tiểu là điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước bị đào thải khỏi cơ thể, từ đó làm giảm thể tích máu lưu thông trong mạch máu và dẫn đến hạ huyết áp.

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu còn được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác, ví dụ như suy tim sung huyết – tình trạng tim không thể bơm máu hiệu quả đi khắp cơ thể. Điều này dẫn đến tích tụ nước trong cơ thể và gây phù nề. Thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm tình trạng tích nước do suy tim.

Các nhóm thuốc lợi tiểu

Có ba nhóm thuốc lợi tiểu là thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali. Cả ba nhóm đều khiến cơ thể đào thải nhiều nước hơn qua nước tiểu.

Thuốc lợi tiểu thiazid

Đây là nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc lợi tiểu thiazid thường được dùng để điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc này không chỉ làm giảm lượng nước ứ đọng trong cơ thể mà còn làm giãn mạch máu.

Thuốc lợi tiểu thiazid đôi khi được dùng cùng với các loại thuốc khác để điều trị tăng huyết áp. Ví dụ về thuốc lợi tiểu thiazid gồm có:

  • chlorthalidone
  • hydrochlorothiazide
  • metolazone
  • indapamide

Thuốc lợi tiểu quai

Thuốc lợi tiểu quai thường được dùng để điều trị suy tim. Ví dụ về thuốc lợi tiểu quai gồm có:

  • torsemide
  • furosemide
  • bumetanide

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali làm giảm lượng nước trong cơ thể mà không gây mất kali, một chất điện giải quan trọng.

Thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm nồng độ kali trong máu, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhịp tim. Thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được dùng cho những người có nguy cơ bị hạ kali máu, chẳng hạn như những người đang dùng các loại thuốc khác gây mất kali.

Tuy nhiên, hiệu quả hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu giữ kali không bằng các nhóm thuốc lợi tiểu khác. Do đó, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc lợi tiểu giữ kali cùng với một loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali gồm có:

  • amiloride
  • triamterene
  • spironolactone
  • eplerenone

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Khi dùng đúng cách, thuốc lợi tiểu đa phần được dung nạp tốt. Tuy nhiên, giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng phụ.

Tác dụng phụ phổ biến

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu là:

  • Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu quá thấp)
  • Tăng kali máu (nồng độ kali trong máu quá cao)
  • Hạ natri máu
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khát nước
  • Tăng đường huyết
  • Chuột rút cơ
  • Tăng cholesterol trong máu
  • Phát ban
  • Bệnh gout
  • Tiêu chảy

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Mặc dù hiếm gặp nhưng thuốc lợi tiểu có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Dị ứng
  • Suy thận
  • Rối loạn nhịp tim

Nếu gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc lợi tiểu, hãy báo cho bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để giảm tác dụng phụ.

Cho dù gặp tác dụng phụ thì cũng không được tự ý ngừng dùng thuốc lợi tiểu.

Rủi ro khi dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu nói chung là an toàn nhưng những người đang mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định có thể gặp phải vấn đề không mong muốn khi dùng thuốc lợi tiểu.

Các bệnh lý có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc lợi tiểu

Những người đang mắc các bệnh lý dưới đây cần cho bác sĩ biết trước khi dùng thuốc lợi tiểu:

  • Tiểu đường
  • Viêm tụy
  • Bệnh lupus
  • Bệnh gout
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Bệnh thận
  • Thường xuyên bị mất nước

Tương tác thuốc

Trước khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, thảo dược và thực phẩm chức năng đang dùng. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc lợi tiểu gồm có:

  • Cyclosporin
  • Thuốc chống trầm cảm như fluoxetine và venlafaxine
  • Thuốc lithium
  • Digoxin
  • Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác

Các loại thảo mộc có tác dụng lợi tiểu

Một số loài cây cũng có tác dụng lợi tiểu, ví dụ như:

  • Cây táo gai
  • Cây mã đề
  • Kim tiền thảo
  • Đậu đen
  • Cỏ đuôi ngựa
  • Râu ngô
  • Trà xanh và trà đen
  • Mùi tây

Tuy nhiên, những loại thảo mộc này không thể thay thế cho thuốc lợi tiểu. Nếu đang dùng thuốc lợi tiểu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc lợi tiểu nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có tác dụng gì?
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có tác dụng gì?

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) là một trong những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc này ngăn cản hoạt động của hormone angiotensin II.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là một trong những nhóm thuốc chính để điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc này có tác dụng loại bỏ nước và chất điện giải dư thừa ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm giảm huyết áp.

7 cách kiểm soát tăng huyết áp không cần dùng thuốc
7 cách kiểm soát tăng huyết áp không cần dùng thuốc

Một số thay đổi trong lối sống như chế độ ăn, tập thể dục và bỏ thuốc lá có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có tác dụng gì?
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có tác dụng gì?

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, suy tim và bệnh thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây