1

Tăng huyết áp tư thế đứng là gì?

Tăng huyết áp tư thế đứng là tình trạng huyết áp tăng cao khi chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng.

Cơ thể chúng ta có các quá trình tự động giúp điều hòa huyết áp khi chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng. Đôi khi, những quá trình này bị trục trặc và khiến cho huyết áp tăng cao khi đứng dậy. Tình trạng này gọi là tăng huyết áp tư thế đứng, gây ra cảm giác choáng váng hoặc buồn nôn.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp tư thế đứng. Trên thực tế, tình trạng này còn chưa có định nghĩa cụ thể.

Theo một số đề xuất, tăng huyết áp tư thế đứng là khi huyết áp tâm thu tăng từ 20 mmHg trở lên khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng.

Giống như tăng huyết áp thông thường, tăng huyết áp tư thế đứng cũng có thể dẫn đến biến chứng nếu không được kiểm soát.

Cùng tìm hiểu xem tăng huyết áp tư thế đứng có biểu hiện như thế nào, do nguyên nhân nào gây ra và điều trị bằng cách nào.

Triệu chứng của tăng huyết áp tư thế đứng

Giống như tăng huyết áp nguyên phát (vô căn), tăng huyết áp tư thế đứng cũng thường không có triệu chứng. Vì thế nên rất nhiều trường hợp tăng huyết áp tư thế đứng không được phát hiện.

Khi có, các triệu chứng thường là:

  • Chóng mặt, hoa mắt khi đứng dậy
  • Tim đập nhanh
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi

Một số người bị tăng huyết áp tư thế đứng còn bị ngất xỉu nhưng triệu chứng này rất hiếm gặp.

Hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng trái ngược với tăng huyết áp tư thế đứng. Hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng huyết áp giảm khi đột ngột đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm. Các triệu chứng của tình trạng này gồm có mờ mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp tư thế đứng

Tăng huyết áp tư thế đứng có thể là kết quả của một tình trạng tạm thời như mất nước. Khi không được cung cấp đủ nước, các quá trình trong cơ thể sẽ không thể diễn ra bình thường. Trong những trường hợp này, tình trạng tăng huyết áp tư thế đứng sẽ tự hết khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết.

Tăng huyết áp tư thế đứng cũng có thể xảy ra do những tình trạng kéo dài, chẳng hạn như:

  • Nằm lâu: Những người nằm một chỗ trong thời gian dài có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tư thế đứng.
  • Tuổi cao: Tăng huyết áp tư thế đứng dường như phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Một nguyên nhân có thể là do hệ thần kinh tự chủ bị giảm chức năng khi có tuổi và không còn khả năng điều hòa huyết áp tốt như khi còn trẻ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ là tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp: Những người mắc bệnh tăng huyết áp rất dễ gặp phải tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột, ngay cả khi có dùng thuốc.

Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp tư thế đứng

Thi thoảng bị chóng mặt khi đứng dậy không phải điều đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám.

Có một số phương pháp giúp chẩn đoán tăng huyết áp tư thế đứng. Những phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại bệnh viện.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo máy đo huyết áp để đánh giá sự thay đổi huyết áp khi thay đổi tư thế.

Ngoài ra có thể phải tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng. Bạn sẽ phải đeo máy đo huyết áp và nằm ngửa trên một chiếc bàn. Sau đó, bàn được nâng lên gần như thẳng đứng. Huyết áp sẽ được theo dõi trong suốt quá trình.

Huyết áp tâm thu (chỉ số đầu tiên trong kết quả đo huyết áp) tăng từ 20 mmHg trở lên là một tiêu chí chẩn đoán tăng huyết áp tư thế đứng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể sẽ dựa trên các tiêu chí khác để chẩn đoán tình trạng này.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp tư thế đứng

Hiện tại chưa có hướng dẫn điều trị cụ thể cho tình trạng tăng huyết áp tư thế đứng.

Một giải pháp là đứng dậy từ từ. Khi đứng dậy từ từ, hệ thần kinh tự chủ sẽ có nhiều thời gian hơn để phản ứng và nhờ đó giúp tránh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp tư thế đứng không cần điều trị bằng thuốc, trừ khi bạn mắc bệnh tăng huyết áp.

Biến chứng của tăng huyết áp tư thế đứng

Một báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy những người trẻ tuổi bị tăng huyết áp tâm thu khi đứng dậy, dù chỉ tăng 5 mmHg, có nguy cơ bị tăng huyết áp vô căn cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tăng huyết áp tư thế đứng có phải là một dạng tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp vô căn hay không. Nếu đúng thì tình trạng này cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa các biến chứng như tổn thương nội tạng và bệnh tim mạch.

Tóm tắt bài viết

Tăng huyết áp tư thế đứng là tình trạng huyết áp tăng cao khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi. Thông thường, cơ thể có cơ chế điều hòa huyết áp khi thay đổi tư thế nhưng ở những người bị tăng huyết áp tư thế đứng, cơ chế này bị trục trặc và kết quả là huyết áp tăng lên khi đứng dậy.

Tăng huyết áp tư thế đứng đa phần không có triệu chứng nhưng đôi khi, tình trạng này gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu và buồn nôn. Có người thậm chí còn bị ngất xỉu.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp tư thế đứng, vì vậy nên chưa có hướng dẫn điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa trên tình trạng của từng ca bệnh. Nhìn chung, người bệnh cần phải theo dõi huyết áp. Nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp tư thế đứng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hiểu đúng các chỉ số đo huyết áp
Hiểu đúng các chỉ số đo huyết áp

Chúng ta đều muốn có huyết áp khỏe mạnh nhưng cụ thể thế nào mới là huyết áp khỏe mạnh?

Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?
Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Bị tăng huyết áp cần lưu ý những gì khi đi máy bay?
Bị tăng huyết áp cần lưu ý những gì khi đi máy bay?

Nhiều người sợ đi máy bay do sợ độ cao, sợ không gian hẹp hoặc lo sợ xảy ra tai nạn. Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, mỗi chuyến bay lại đi kèm những nỗi lo khác.

Tại sao tăng huyết áp gây khó thở?
Tại sao tăng huyết áp gây khó thở?

Khó thở có thể là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có tăng huyết áp và tăng áp phổi.

Tại sao lo lắng gây tăng huyết áp?
Tại sao lo lắng gây tăng huyết áp?

Lo âu có thể gây ra nhiều triệu chứng về thể chất, trong đó có tăng huyết áp. Mặc dù lo lắng không gây ra tình trạng tăng huyết áp mạn tính nhưng cả lo lắng ngắn hạn và mạn tính đều có thể khiến huyết áp tăng vọt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây