Sự khác biệt giữa suy tim trái và suy tim phải

Suy tim xảy ra khi cơ tim không bơm đủ máu đi khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy cho các mô.
Suy tim trái xảy ra do cơ ở tâm nhĩ trái và tâm thất trái bị tổn thương, yếu đi hoặc cứng lại.
Tương tự, suy tim phải xảy ra khi cơ ở tâm nhĩ phải và tâm thất phải bị yếu đi.
Mỗi loại suy tim có những triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy nhiên, có thể xảy ra đồng thời các triệu chứng của cả hai loại nếu bị suy tim ở cả hai bên.
Suy tim là gì?
Suy tim xảy ra khi cơ tim không hoạt động hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng xảy ra do cơ tim quá yếu hoặc không đủ đàn hồi để bơm máu như bình thường. Khoảng 6,2 triệu người tại Hoa Kỳ phải sống chung với suy tim.
Suy tim thường là một bệnh lý mãn tính, tiến triển dần theo thời gian, nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột sau cơn đau tim hoặc các bệnh khác làm tổn thương tim. Nguyên nhân gây suy tim phổ biến nhất là bệnh động mạch vành, tình trạng các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp.
Máu chảy qua tim như thế nào?
Để nắm rõ về các loại suy tim thì cần phải hiểu về cơ chế bơm máu của tim:
- Máu nghèo oxy đi từ cơ thể qua tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải, sau đó đến tâm thất phải.
- Máu nghèo oxy từ tâm thất phải được bơm đến phổi.
- Máu được oxy hóa từ phổi chảy vào tâm nhĩ trái, sau đó đến tâm thất trái.
- Máu chứa oxy hoá từ tâm thất trái được bơm qua động mạch đến toàn cơ thể.
Các loại suy tim
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), suy tim được phân thành ba loại dựa trên phần tim bị ảnh hưởng:
1. Suy tim trái:
- Suy tim tâm thu: Tâm thất trái không co bóp hiệu quả, tim không bơm đủ máu ra khắp cơ thể.
- Suy tim tâm trương: Tâm thất trái không giãn đủ rộng giữa các nhịp tim để chứa đầy máu hoặc cần áp lực lớn để hoạt động do bị cứng.
2. Suy tim phải: Tâm thất phải mất khả năng bơm máu, khiến máu ứ đọng ở tĩnh mạch.
3. Suy tim sung huyết: Thuật ngữ này đôi khi được dùng thay thế cho suy tim.
Sự khác biệt giữa suy tim trái và suy tim phải
Suy tim trái
Là loại phổ biến hơn và thường do bệnh động mạch vành, đau tim, hoặc tăng huyết áp trong thời gian dài gây ra.
Suy tim trái có thể dẫn đến suy tim phải.
Suy tim trái khiến máu tích tụ trong các tĩnh mạch phổi dẫn máu từ phổi đến tâm nhĩ trái. Sự tích tụ máu này có thể gây ra các triệu chứng về hô hấp, chẳng hạn như:
- Khó thở.
- Hụt hơi.
- Ho, nhất là khi gắng sức.
- Khó thở khi nằm.
- Phải nằm gối cao khi ngủ.
Suy tim phải
Thường do suy tim trái gây ra do máu ứ lại quanh phổi làm gia tăng áp lực lên phần tim bên phải.
Suy tim phải chỉ chiếm khoảng 2,2% ca nhập viện do suy tim (theo dữ liệu từ Hội Tim mạch Châu Âu).
Khi máu ứ trong tĩnh mạch, có thể dẫn đến hiện tượng tích nước và phù nề. Vùng thường bị sưng phù nhất là chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở cơ quan sinh dục và bụng.
Các triệu chứng phổ biến:
- Tim đập nhanh.
- Khó chịu ở ngực.
- Khó thở.
- Tích nước, đặc biệt ở phần dưới cơ thể.
- Tăng cân.
Các bệnh lý hô hấp góp phần gây suy tim phải:
- Viêm phổi.
- Thuyên tắc phổi.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
So sánh suy tim trái và bên phải
Tiêu chí |
Suy tim trái |
Suy tim phải |
1. Định nghĩa |
Tâm thất trái không bơm máu hiệu quả, dẫn đến tình trạng máu ứ lại trong tĩnh mạch phổi. |
Tâm thất phải không bơm máu hiệu quả, dẫn đến tích tụ dịch, thường gây sưng ở phần dưới cơ thể hoặc bụng. |
2. Nguyên nhân phổ biến |
Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp trong thời gian dài. |
Suy tim bên trái, một số bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. |
3. Tần suất |
Phổ biến hơn |
Ít phổ biến hơn |
4. Triệu chứng đặc trưng |
Thường gây tắc nghẽn phổi và các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. |
Thường gây ra tình trạng tích nước trong cơ thể, đặc biệt là ở chân hoặc các bộ phận khác. |
5. Áp lực tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch ở cổ) |
Tăng huyết áp nhẹ hoặc vừa ở tĩnh mạch cảnh. |
Huyết áp ở tĩnh mạch cảnh tăng cao, có thể khiến các tĩnh mạch bị phình ra. |
Mối liên hệ giữa suy tim trái và bên phải là gì?
Suy tim trái xảy ra phổ biến hơn và thường là nguyên nhân dẫn đến suy tim phải. Theo dữ liệu từ Hội Tim mạch châu Âu, khoảng 20% trường hợp suy tim phải là hệ quả do suy tim trái gây ra.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim ở cả hai bên là:
- Tuổi tác: Nguy cơ suy tim tăng lên theo độ tuổi.
- Sắc tộc: Tại Hoa Kỳ, người da đen có nguy cơ mắc suy tim cao hơn so với các nhóm sắc tộc khác và thường mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn.
- Giới tính: Nam giới thường mắc suy tim ở độ tuổi trẻ hơn so với nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ suy tim sẽ tăng lên nếu có thành viên trong gia đình bị chẩn đoán mắc bệnh này.
- Lối sống thiếu lành mạnh: Uống nhiều rượu, lạm dụng ma túy, hút thuốc lá và chế độ ăn uống không cân bằng đều làm tăng nguy cơ suy tim.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như béo phì, tăng huyết áp, và tiểu đường làm tăng khả năng mắc suy tim. Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị cũng góp phần làm tăng nguy cơ.
Suy tim thường là một tình trạng mãn tính và tiến triển dần theo thời gian. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy tim, nhưng cần biết cách kiểm soát bệnh để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Hãy tham khảo những nguồn thông tin hữu ích về biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của suy tim.
Kết luận
Suy tim xảy ra khi tim không bơm đủ máu để cung cấp oxy cần thiết cho các mô trong cơ thể. Trong hầu hết trường hợp, suy tim xảy ra ở phần tim bên trái. Suy tim phải thường do suy tim trái gây ra, nhưng một số vấn đề về phổi hoặc tim cũng có thể dẫn đến suy tim phải.
Điều chỉnh lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nặng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp quản lý suy tim và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn.

Đau tim và suy tim đều là hai tình trạng ảnh hưởng đến tim và có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị. Tuy nhiên, chúng không giống nhau và có những điểm khác biệt rõ rệt. Dưới đây là phân tích chi tiết về sự khác nhau giữa đau tim và suy tim, cùng các biện pháp bảo vệ tim.

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. suy tim cấp là một tình trạng cấp cứu y tế, có thể xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Bệnh cơ tim và suy tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Bệnh cơ tim đôi khi có thể dẫn đến suy tim.

Suy tim xảy ra khi tim trở nên yếu đi hoặc cứng hơn và không còn bơm máu hiệu quả như bình thường. Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng, tiến hành khám lâm sàng và có thể sử dụng nhiều xét nghiệm cần thiết.

Suy tim là một trong những tình trạng nghiêm trọng có thể gây phù. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.