1

Phòng ngừa bệnh tim mạch trong thời kỳ mãn kinh

Hormone estrogen bảo vệ tim mạch và nồng độ hormone này giảm khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Đó là lý do tại sao phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
Phòng ngừa bệnh tim mạch trong thời kỳ mãn kinh Phòng ngừa bệnh tim mạch trong thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ giảm sản xuất hormone estrogen.

Estrogen có vai trò bảo vệ tim mạch. Do đó, mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45 đến 55 và độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Nếu thời kỳ mãn kinh bắt đầu trước 40 tuổi thì được gọi là mãn kinh quá sớm, sau 40 tuổi nhưng trước 45 tuổi thì là mãn kinh sớm và sau 55 tuổi mới bắt đầu mãn kinh được coi là mãn kinh muộn.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?

Ngoài điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong cơ thể. Một trong những vai trò quan trọng nhất là bảo vệ tim mạch.

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ bắt đầu giảm sản xuất estrogen.

Sự sụt giảm estrogen tiếp tục kéo dài trong suốt thời kỳ mãn kinh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh động mạch vành
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ

Các cách phòng ngừa bệnh tim mạch trong thời kỳ mãn kinh

Khám sức khỏe định kỳ

Dù ở độ tuổi nào thì việc khám sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết nhưng khi bước vào độ tuổi mãn kinh thì điều này lại càng quan trọng vì nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe tăng lên vào thời kỳ mãn kinh.

Quá trình khám sức khỏe sẽ gồm có các xét nghiệm tầm soát bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, gồm có đo huyết áp, xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, siêu âm tim…

Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch. Bắt đầu điều trị ngay từ sớm sẽ có thể ngăn ngừa các biến chứng.

Tập thể dục

Lối sống năng động có lợi cho sức khỏe ở tất cả các giai đoạn trong đời, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh.

Hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng mức lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là “cholesterol tốt”. Điều này giúp giảm áp lực tim và cải thiện chức năng của tim.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút hoặc tập cường độ cao ít nhất 75 phút mỗi tuần. Điều này có thể giúp:

  • giảm nguy cơ đột quỵ, tiểu đường type 2 và tăng huyết áp
  • cải thiện giấc ngủ
  • ngăn ngừa béo phì
  • tăng cường sức khỏe tổng thể

Nếu bạn là người ít vận động thì ban đầu có thể tập cường độ thấp hoặc tập trong thời gian ngắn và sau đó tăng dần cường độ cũng như thời lượng tập cho đến khi đạt được mục tiêu khuyến nghị. Ngoài thời gian tập thể dục, bạn cũng nên vận động nhiều hơn trong suốt cả ngày.

Ăn uống lành mạnh

Bên cạnh tập thể dục, ăn uống lành mạnh cũng là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bạn nên:

  • ăn chủ yếu thực phẩm toàn phần
  • hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
  • tăng lượng chất chống oxy hóa từ trái cây, rau củ và các loại thực phẩm khác

Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, chẳng hạn như:

  • Cá béo (chứa nhiều axit béo omega-3)
  • Ngũ cốc nguyên hạt (giàu chất xơ)
  • Các sản phẩm từ sữa hoặc sản phẩm thay thế cho sữa bò (giàu protein và canxi)

Bổ sung đủ canxi và vitamin D còn giúp giảm nguy cơ loãng xương vào thời kỳ mãn kinh.

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục đều đặn sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh tim mạch liên quan đến thừa cân, béo phì, chẳng hạn như bệnh động mạch vành.

>>> Chế độ ăn uống có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống nhưng có nhiều cách để giảm căng thẳng. Nếu không kiểm soát, căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như làm tăng huyết áp, gây rối loạn nhịp tim và giảm lưu lượng máu đến tim.

Học cách đối phó với căng thẳng sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề này. Bạn có thể thử những cách sau đây để giải tỏa căng thẳng:

  • Thiền
  • Tập yoga
  • Đọc sách
  • Ra ngoài
  • Nghe nhạc
  • Trò chuyện cùng bạn bè
  • Dành thời gian cho một sở thích

Tập thể dục là một cách hữu hiệu để giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tim mạch.

Ngủ đủ giấc

Các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thường xuyên ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường type 2, béo phì và nhiều vấn đề khác.

Nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện thì bạn nên đi khám. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ. Một số phương pháp điều trị mất ngủ gồm có:

  • Dùng thuốc
  • Dùng thực phẩm chức năng, ví dụ như melatonin
  • Liệu pháp hormone
  • Các biện pháp khắc phục tự nhiên

Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy) là một giải pháp điều trị các triệu chứng khó chịu trong thời ky mãn kinh. Liệu pháp này bổ sung các hormone đang bị suy giảm trong cơ thể.

Liệu pháp hormone thay thế có thể làm giảm các triệu chứng thường gặp của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa.

Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế cũng đi kèm một số rủi ro, chẳng hạn làm tăng nguy cơ ung thư vú, bệnh động mạch vành, đau nửa đầu và đột quỵ.

Tóm tắt bài viết

Cơ thể giảm sản xuất estrogen khi bước vào thời kỳ mãn kinh mà hormone này có vai trò bảo vệ tim mạch. Do đó, mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về liệu pháp hormone thay thế.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh tim bẩm sinh: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Bệnh tim bẩm sinh: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật tim có ngay từ khi sinh ra. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại khác nhau, từ những dị tật đơn giản không gây triệu chứng đến những vấn đề phức tạp có thể đe dọa đến tính mạng.

Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi): Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi): Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Thuyên tắc phổi là khi cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch trong phổi.

Tại sao mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Tại sao mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Thời kỳ mãn kinh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ còn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây