1

Những điều cần biết về mối liên hệ giữa statin và axit béo omega-3

Statin là loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Axit béo omega-3 cũng có thể mang lại lợi ích này.
Hình ảnh 53 Những điều cần biết về mối liên hệ giữa statin và axit béo omega-3

Statin là gì?

Statin là nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhằm ức chế quá trình sản xuất cholesterol ở gan. Chúng giúp làm giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid, đồng thời có tác dụng chống viêm.

LDL là loại cholesterol nguy hiểm vì nó có thể hình thành các mảng bám trên thành động mạch. Những mảng bám này có thể vỡ ra và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông chặn dòng máu lên não, có thể gây đột quỵ. Nếu chặn dòng máu đến tim, có thể gây nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, không phải cholesterol nào cũng có hại. Cơ thể cần một lượng cholesterol nhất định để tạo hormone và tiêu hóa thức ăn. Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được xem là “cholesterol tốt” vì nó giúp loại bỏ bớt LDL khỏi máu. Khi lượng LDL quá cao, chúng có thể làm tắc nghẽn động mạch – tình trạng được gọi là xơ vữa động mạch.

Hiện có nhiều loại statin khác nhau. Cũng như các thuốc khác, một loại statin có thể hiệu quả với người này nhưng lại không phù hợp với người khác. Điều này rất quan trọng vì một số người có thể cần dùng loại statin khác mới kiểm soát được cholesterol.

Việc xác định loại thuốc và liều lượng phù hợp có thể cần thời gian để điều chỉnh. Người bệnh thường bắt đầu với liều được khuyến nghị dựa trên tình trạng sức khỏe. Nếu gặp tác dụng phụ, bác sĩ có thể giảm liều để hạn chế hoặc loại bỏ biến chứng.

Axit béo omega-3 là gì?

Axit béo omega-3 là loại chất béo thiết yếu, cơ thể không tự sản xuất được và cần được bổ sung qua chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung omega-3 đều đặn có thể giúp cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và tăng cường sức khỏe tim mạch nói chung.

Omega-3 gồm hai thành phần chính: EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Người trưởng thành nên bổ sung từ 0,25 gram đến tối đa 2 gram EPA và DHA mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ do nguy cơ gây chảy máu. Một số loại dầu thực vật, hạt và quả hạch chứa ALA (alpha-linolenic acid), có thể chuyển hóa thành EPA và DHA trong cơ thể. The Office of Dietary Supplements khuyến nghị liều ALA mỗi ngày là 1,1 gram cho phụ nữ không mang thai và 1,6 gram cho nam giới nếu không bổ sung omega-3 từ cá.

Có mối liên hệ nào giữa statin và omega-3 không?

Statin là loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Axit béo omega-3 cũng có thể mang lại lợi ích này.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy: kết hợp 1.800 mg EPA với 4 mg statin mỗi ngày giúp giảm đáng kể mảng bám cholesterol trong các mạch máu tim so với việc chỉ dùng mỗi statin.

Phương pháp điều trị kết hợp này có thể mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ hiệu quả bảo vệ tim mạch của việc kết hợp statin và omega-3.

Cách kết hợp statin và omega-3 vào chế độ hằng ngày

Statin là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định xem có cần bắt đầu điều trị bằng statin hay không, cũng như chọn loại và liều lượng phù hợp.

Statin thường được chỉ định cho những người có mức LDL từ trung bình đến cao hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những nguy cơ này bao gồm:

  • đã từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc bệnh tim mạch khác
  • mắc bệnh tiểu đường
  • rối loạn lipid máu có tính gia đình (familial hypercholesterolemia)
  • có nguy cơ cao mắc bệnh tim trong tương lai

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị điều trị bằng statin nếu bạn có mức LDL từ 70 đến 189 mg/dL và đang mắc tiểu đường. AHA cũng khuyến nghị nên dùng statin nếu bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ trong 10 năm tới từ 7,5% trở lên. Bất kỳ người trưởng thành nào có mức LDL từ 190 mg/dL cũng nên được xem xét điều trị bằng statin.

Ngoài ra, huyết áp cao, béo phì và hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bất kể mức cholesterol của bạn như thế nào.

Omega-3 có trong thực phẩm và viên bổ sung không kê đơn. Hàm lượng omega-3 cao chứa trong các loại thực phẩm sau:

  • cá béo sống ở vùng nước lạnh như cá hồi, cá ngừ
  • các loại hạt (đặc biệt là óc chó)
  • hạt lanh, hạt chia
  • dầu thực vật (như dầu hạt cải, dầu hạt lanh)
  • rau xanh đậm
  • các sản phẩm từ sữa có bổ sung omega-3

Ăn cá hai lần mỗi tuần hoặc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 như hạt lanh, hạt chia, óc chó, rau xanh và trứng có thể cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết qua chế độ ăn.

Trao đổi với bác sĩ

Nếu bạn cho rằng chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt của mình không cung cấp đủ omega-3, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cách để tăng cường bổ sung chất này. Tương tự, nếu kết quả xét nghiệm máu hằng năm cho thấy mức LDL của bạn đang tăng dần, hãy trao đổi với bác sĩ về việc có nên bắt đầu dùng statin hay không.

Nếu bạn đang dùng statin, hãy báo với bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng như căng cơ, đau nhức hoặc yếu cơ. Đôi khi chỉ cần điều chỉnh loại statin hoặc giảm liều là có thể khắc phục vấn đề. Bạn cũng nên kiểm tra xem thuốc hiện tại có kiểm soát tốt mức cholesterol của mình không.

Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh tim mạch của mình, cụ thể là về khả năng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề tim mạch khác. Nếu có nguy cơ, bạn nên nhờ tư vấn các biện pháp cải thiện sức khỏe tim mạch càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh cơ tim phì đại thể mỏm (Apical Hypertrophic Cardiomyopathy)
Những điều cần biết về bệnh cơ tim phì đại thể mỏm (Apical Hypertrophic Cardiomyopathy)

Bệnh cơ tim phì đại thể mỏm là một bệnh tim hiếm gặp, đặc trưng bởi sự dày lên của cơ tim gần đáy tâm thất trái.

Những điều cần biết về bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM)
Những điều cần biết về bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM)

Bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM) có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng phù ở chân và mệt mỏi. Bệnh được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc thực hiện ghép gan và tim.

Tất cả những điều cần biết về bệnh cơ tim di truyền
Tất cả những điều cần biết về bệnh cơ tim di truyền

Bệnh cơ tim là một tình trạng ảnh hưởng đến cơ tim, khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể. Một số loại bệnh cơ tim có thể di truyền trong gia đình.

Những điều cần biết về các loại bệnh van tim
Những điều cần biết về các loại bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi ít nhất một trong bốn van tim không thực hiện được chức năng như bình thường. Điều này có thể là do van tim bị rò rỉ làm máu bị trào ngược, van bị hẹp quá mức hoặc van không có lỗ mở.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá
Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá

Các vấn đề về van hai lá có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật sửa chữa van. Đây là những phương pháp ít xâm lấn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, van sẽ cần được thay thế hoàn toàn bằng phẫu thuật thay van hai lá.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây