1

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

Tim và phổi tác động qua lại lẫn nhau và vấn đề ở một trong hai cơ quan có thể dẫn đến vấn đề ở cơ quan còn lại. Ví dụ, chứng ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp thường đi đôi với nhau, việc bị ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và ngược lại, những người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn.
Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tăng huyết áp cũng như tác động của các phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ như thở áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) đến huyết áp.

Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp

Chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan chặt chẽ đến tăng huyết áp (cao huyết áp). Tăng huyết áp là khi dòng máu tác động lực quá lớn lên thành động mạch. Điều này khiến cho tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu lưu thông khắp cơ thể và áp lực cao sẽ dần dần làm hỏng mạch máu.

Có hai loại ngưng thở khi ngủ chính: ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (đây là loại phổ biến nhất) và ngưng thở khi ngủ trung ương (ít phổ biến hơn nhiều).

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea) là tình trạng hơi thở gián đoạn nhiều lần trong khi ngủ do đường thở bị tắc nghẽn. Điều này gây ngủ ngáy và khiến cho người bệnh tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày.

Ngưng thở khi ngủ trung ương (central sleep apnea) xảy ra do não không gửi tín hiệu đúng đến các cơ kiểm soát hô hấp.

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với những người không bị ngưng thở khi ngủ. Và những người mắc bệnh tăng huyết áp cũng có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao hơn.

Ngưng thở khi ngủ có phổ biến không?

Theo các nghiên cứu, có khoảng 22% dân số toàn cầu mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Nghiên cứu cũng cho thấy 50% người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bị tăng huyết áp và 30% người bị tăng huyết áp mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Ở những người không bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, huyết áp thường giảm vào ban đêm, hiện tượng này gọi là “trũng huyết áp về đêm”. Nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn không trải qua hiện tượng này giống như những người không bị ngưng thở khi ngủ.

Ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, huyết áp thường tăng và giảm nhiều lần trong đêm. Huyết áp tăng lên khi đường thở bị tắc nghẽn và giảm khi đường thở thông trở lại.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 75% những người bị tăng huyết áp không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Tại sao chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến huyết áp?

Chứng ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều thay đổi làm tăng huyết áp.

Khi ngừng thở, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm trong khi nồng độ carbon dioxide tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến khả năng co bóp và bơm máu của tim đến các mô trong cơ thể.

Một lý do nữa mà chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gây tăng huyết áp là thiếu ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm hoặc thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ - vấn đề thường gặp ở những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn còn gây ra những thay đổi khác làm tăng huyết áp, gồm có:

  • Viêm toàn thân
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm
  • Stress oxy hóa

Bệnh tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có chung một số yếu tố nguy cơ như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Tổn thương mạch máu
  • Co mạch bất thường
  • Thay đổi nồng độ hormone tuyến thượng thận

Thở áp lực dương liên tục có giúp điều trị tăng huyết áp không?

Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng ngưng thở khi ngủ. Máy CPAP đưa luồng khí với áp suất ổn định qua mũi hoặc miệng người bệnh trong khi ngủ. Điều này giúp giữ cho đường thở mở và hô hấp không bị gián đoạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng CPAP không chỉ giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm giảm nhẹ huyết áp vào ban ngày.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp

Một mình liệu pháp thở áp lực dương liên tục thường không đủ để điều trị tăng huyết áp, bất kể bạn mắc bệnh lý nào trước.

CPAP có thể giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và làm giảm nhẹ huyết áp nhưng để thực sự điều trị bệnh tăng huyết áp, bạn vẫn cần thêm các phương pháp điều trị khác, đó là dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chính gồm có:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc lợi tiểu

Thay đổi lối sống cũng là một điều cần thiết để kiểm soát tăng huyết áp:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm căng thẳng
  • Uống rượu bia vừa phải

Nếu chứng ngưng thở khi ngủ là do một vật cản làm tắc nghẽn đường thở, ví dụ như viêm amidan thì có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ngưng thở khi ngủ.

Tại sao huyết áp vẫn cao sau khi ngủ dậy?

Đôi khi, những thay đổi về huyết áp do chứng ngưng thở khi ngủ vẫn tiếp diễn sau khi thức dậy. Đó là lý do tại sao cần thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng huyết áp, ngay cả khi sử dụng máy CPAP. Hai biện pháp chính để giảm và duy trì huyết áp khỏe mạnh là thay đổi lối sống và kết hợp dùng thuốc.

Tóm tắt bài viết

Tim và phổi tác động qua lại và phối hợp chặt chẽ với nhau. Vấn đề ở một cơ quan có thể khiến cho cơ quan còn lại không thể hoạt động bình thường. Ví dụ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến tăng huyết áp và ngược lại. Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ về những biện pháp để ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp. Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?
Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.

Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?
Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Bị tăng huyết áp cần lưu ý những gì khi đi máy bay?
Bị tăng huyết áp cần lưu ý những gì khi đi máy bay?

Nhiều người sợ đi máy bay do sợ độ cao, sợ không gian hẹp hoặc lo sợ xảy ra tai nạn. Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, mỗi chuyến bay lại đi kèm những nỗi lo khác.

Tại sao tăng huyết áp gây khó thở?
Tại sao tăng huyết áp gây khó thở?

Khó thở có thể là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có tăng huyết áp và tăng áp phổi.

Tại sao lo lắng gây tăng huyết áp?
Tại sao lo lắng gây tăng huyết áp?

Lo âu có thể gây ra nhiều triệu chứng về thể chất, trong đó có tăng huyết áp. Mặc dù lo lắng không gây ra tình trạng tăng huyết áp mạn tính nhưng cả lo lắng ngắn hạn và mạn tính đều có thể khiến huyết áp tăng vọt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây