1

Có nên thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo không?

Chế độ ăn siêu ít chất béo (ultra low fat diet) là chế độ ăn có lượng chất béo chỉ chiếm tối đa 10% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày. Mặc dù chế độ ăn này có lợi cho người đang mắc một số bệnh lý nhất định nhưng không phù hợp với những người khỏe mạnh.

Trước đây, nhiều hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị mọi người ăn ít chất béo, sao cho chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy việc giảm lượng chất béo như vậy không phải một cách hiệu quả để giảm cân về lâu dài.

Các nghiên cứu dài hạn quy mô lớn cho thấy việc giảm lượng chất béo trong chế độ ăn mang lại hiệu quả giảm cân không cao và không có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sở dĩ chế độ ăn này không mang lại kết quả rõ rệt là vì chưa giảm đủ lượng chất béo và để thực sự có hiệu quả thì phải giảm chất béo nhiều hơn nữa. Cụ thể, chất béo không được chiếm quá 10% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày.

Vậy liệu rằng ăn ít chất béo như vậy có lợi cho sức khỏe hay không?

Chế độ ăn siêu ít chất béo là gì?

Chế độ ăn siêu ít chất béo là chế độ ăn có lượng chất béo chiếm không quá 10% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày. Chế độ ăn này còn có ít protein và rất nhiều carbohydrate, chiếm lần lượt khoảng 10% và 80% lượng calo nạp vào hàng ngày.

Chế độ ăn siêu ít chất béo chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và hạn chế thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng, thịt và sản phẩm từ sữa nguyên kem.

Chế độ ăn còn hạn chế cả thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất béo, chẳng hạn như dầu thực vật, các loại hạt và quả bơ, mặc dù đây là những loại thực phẩm lành mạnh.

Việc cắt giảm chất béo như vậy có thể gây ra vấn đề vì chất béo là một chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong cơ thể.

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chính, ngoài ra còn có nhiều chức năng khác như tham gia xây dựng màng tế bào, sản xuất hormone và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.

Thêm nữa, chất béo giúp cho thức ăn có vị ngon. Đó là lý do tại sao sản phẩm từ sữa tách béo ăn không ngon bằng sản phẩm từ sữa nguyên kem.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn siêu ít chất béo có thể mang lại lợi ích cho những người đang mắc một số bệnh nghiêm trọng.

Lợi ích của chế độ ăn siêu ít chất béo

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về chế độ ăn siêu ít chất béo và có bằng chứng cho thấy chế độ ăn này lợi cho một số bệnh lý nghiêm trọng, gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và bệnh đa xơ cứng.

Bệnh tim mạch

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn siêu ít chất béo có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol trong máu cao
  • Nồng độ protein phản ứng C cao, một chất thể hiện mức độ viêm trong cơ thể

Một nghiên cứu trên 198 người mắc bệnh tim mạch đã phát hiện ra những lợi ích lớn của chế độ ăn siêu ít chất béo. Chỉ có 1 người trong số 177 người thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo gặp phải vấn đề về tim, trong khi tỷ lệ gặp phải vấn đề về tim ở những người không theo chế độ ăn này là 60%.

Bệnh tiểu đường type 2

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn siêu ít chất béo và nhiều carbohydrate có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường type 2.

Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 được yêu cầu thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo với cơm là loại thực phẩm chính. 63 trong số 100 người tham gia đã giảm mức đường huyết lúc đói. Ngoài ra, 58% số người phụ thuộc insulin trước khi diễn ra nghiên cứu đã có thể giảm hoặc ngừng hoàn toàn liệu pháp insulin.

Một nghiên cứu khác khẳng định những người mắc bệnh tiểu đường chưa phụ thuộc insulin thậm chí còn có được lợi ích hơn nữa khi thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo.

Béo phì

Chế độ ăn siêu ít chất béo còn có lợi cho những người béo phì.

Chế độ ăn siêu ít chất béo với cơm là thực phẩm chính đã được sử dụng để điều trị cho những người béo phì và mang lại kết quả ấn tượng.

Một nghiên cứu hiện trên 106 người béo phì nghiêm trọng cho thấy những người thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo đã giảm trung bình 63,5kg – đây là một mức giảm ấn tượng đối với một chế độ ăn chủ yếu gồm carbohydrate tinh chế.

Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến não, tủy sống và dây thần kinh thị giác ở mắt.

Chế độ ăn siêu ít chất béo mang lại một số lợi ích cho những người mắc bệnh lý này.

Vào năm 1948, một nhà thần kinh học tên là Roy Swank đã tạo ra một chế độ ăn có ít chất béo để điều trị bệnh đa xơ cứng. Ông đặt tên chế độ ăn này là chế độ ăn Swank.

Trong nghiên cứu nổi tiếng nhất của mình, ông đã theo dõi 150 người mắc bệnh đa xơ cứng trong hơn 50 năm. Kết quả cho thấy chế độ ăn siêu ít chất béo có thể làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh đa xơ cứng.

Sau 34 năm, chỉ có 31% số người thực hiện chế độ ăn siêu ít chất béo tử vong trong khi tỷ lệ tử vong ở những người không theo chế độ ăn này là 80%.

Tại sao chế độ ăn siêu ít chất béo mang lại những lợi ích này?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao chế độ ăn siêu ít chất béo mang lại những lợi ích kể trên.

Một số ý kiến cho rằng tác dụng giảm huyết áp không liên quan trực tiếp đến lượng chất béo thấp trong chế độ ăn.

Ví dụ, chế độ ăn ít chất béo với cơm là thực phẩm chính có lượng natri rất thấp và điều này giúp làm giảm huyết áp.

Ngoài ra, các món ăn trong chế độ ăn siêu ít chất béo thường có hương vị không ngon. Điều này dẫn đến ăn ít đi và giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Việc giảm lượng calo nạp vào giúp giảm cân và cải thiện trao đổi chất.

Tóm tắt bài viết

Chế độ ăn siêu ít chất béo có lợi cho một số bệnh lý nghiêm trọng, gồm có bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn nghiêm ngặt với lượng chất béo quá thấp về lâu dài là điều vô cùng khó bởi chế độ ăn này giới hạn đáng kể lựa chọn thực phẩm.

Bạn thậm chí còn phải hạn chế ăn những loại thực phẩm lành mạnh như thịt tươi, các loại cá béo, trứng và các loại hạt.

Mặc dù chế độ ăn siêu ít chất béo có lợi cho người đang mắc một số bệnh lý nhất định nhưng hầu hết mọi người đều không cần thiết phải thực hiện chế độ ăn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Xét nghiệm bệnh cơ tim phì đại: Đối tượng và quy trình thực hiện
Xét nghiệm bệnh cơ tim phì đại: Đối tượng và quy trình thực hiện

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh tim di truyền gây dày thành tâm thất trái, khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm HCM thường được khuyến nghị cho những người có người thân cấp một được chẩn đoán mắc bệnh

Phẫu thuật thay van tim được thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật thay van tim được thực hiện như thế nào?

Bệnh van tim là một dạng bệnh tim xảy ra khi một hoặc nhiều van trong bốn van tim không hoạt động đúng cách. Phẫu thuật thay van có thể là phương pháp được cân nhắc nếu các van tim bị suy yếu quá mức, bị sẹo, hoặc tổn thương đến mức không thể sửa chữa.

Đặt stent động mạch cảnh có tác dụng gì? Cần thực hiện khi nào?
Đặt stent động mạch cảnh có tác dụng gì? Cần thực hiện khi nào?

Đặt stent động mạch cảnh là một trong hai thủ thuật được sử dụng để điều trị hẹp động mạch cảnh. Thủ thuật này là một lựa chọn ít xâm lấn hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, đặt stent động mạch cảnh vẫn có những rủi ro nhất định.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giúp phát hiện phình động mạch não không?

Phình động mạch não có thể đe dọa tính mạng và là tình trạng khó phát hiện. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) cùng các xét nghiệm có sử dụng thuốc cản quang có thể giúp bác sĩ xác định sự hiện diện, vị trí và hình dạng của túi phình động mạch não.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có giúp phát hiện được phình động mạch não không?
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có giúp phát hiện được phình động mạch não không?

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là một phương pháp giúp xác định vị trí, kích thước và hình dạng của phình động mạch não.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây