1

Tụt huyết áp sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì?

Có nhiều yếu tố tác động đến huyết áp và ăn uống là một trong số đó. Nhiều người gặp phải tình trạng huyết áp giảm sau khi ăn, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ngã và thậm chí ngất xỉu. Tụt huyết áp sau ăn chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến huyết áp như tiểu đường.
Tụt huyết áp sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì? Tụt huyết áp sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì?

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp tăng giảm nhiều lần trong ngày theo hoạt động của cơ thể và trạng thái cảm xúc. Ví dụ, huyết áp tăng lên khi hoạt động thể chất và giảm khi ngủ.

Tụt huyết áp có thể gây chóng mặt, té ngã và thậm chí ngất, dẫn đến chấn thương.

Thông thường, chỉ cần thực hiện một vài thay đổi thói quen đơn giản là có thể khắc phục tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn.

Triệu chứng của tụt huyết áp sau khi ăn

Các triệu chứng chính của tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn là chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi, không có sức lực.

Các triệu chứng khác gồm có:

  • Tức ngực
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt

Tình trạng tụt huyết áp sau ăn nghiêm trọng còn có thể gây ngất xỉu.

Tình trạng này đa phần là do huyết áp tâm thu giảm sau khi ăn. Huyết áp tâm thu là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu, là con số đầu tiên trong kết quả đo huyết áp. Ví dụ, nếu huyết áp là 120/80 thì huyết áp tâm thu là 120 mmHg.

Nguyên nhân gây tụt huyết áp sau khi ăn

Khi tiêu hóa thức ăn, lượng máu chảy đến hệ tiêu hóa sẽ tăng lên. Đồng thời, tim sẽ đập nhanh hơn và động mạch cấp máu cho các khu vực khác ngoài hệ tiêu hóa sẽ thu hẹp lại nhằm giữ huyết áp ổn định, không bị tụt.

Những thay đổi về nhịp tim và mạch máu này được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh này còn kiểm soát nhiều hoạt động vô thức khác trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa, phản ứng của con ngươi, tiết mồ hôi và tiểu tiện. Ở những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim có thể không tăng và động mạch không co lại trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tuy nhiên, do đường ruột cần nhiều máu hơn khi tiêu hóa thức ăn nên lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ giảm. Điều này dẫn đến tụt huyết áp giảm đột ngột.

Một nguyên nhân khác gây tụt huyết áp sau khi ăn là do sự hấp thụ glucose (đường) vào máu quá nhanh. Đó là lý do tại sao những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tụt huyết áp sau ăn.

Tuy nhiên, tụt huyết áp sau khi ăn có thể xảy ra ở cả những người không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp sau ăn.

Những ai có nguy cơ bị tụt huyết áp sau ăn?

Người lớn tuổi có nguy cơ bị tụt huyết áp sau khi ăn và các dạng tụt huyết áp khác cao hơn. Tụt huyết áp sau khi ăn rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi.

Những bệnh lý ảnh hưởng đến các vùng não kiểm soát hệ thần kinh tự chủ cũng làm tăng nguy cơ tụt huyết áp sau khi ăn. Bệnh Parkinson và bệnh tiểu đường là hai ví dụ điển hình.

Những người mắc bệnh tăng huyết áp cũng có thể bị tụt huyết áp sau khi ăn. Nguyên nhân thường là do thuốc điều trị tăng huyết áp làm giảm huyết áp quá mức.

Biến chứng của tụt huyết áp sau khi ăn

Biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn là ngất xỉu và chấn thương do ngất. Khi bị ngất, người bệnh sẽ bị ngã, dẫn đến bầm tím, gãy xương hoặc các dạng chấn thương khác. Mất ý thức trong khi lái xe có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Giảm lưu lượng máu lên não còn có thể gây đột quỵ.

Tụt huyết áp sau khi ăn thường chỉ là tình trạng tạm thời nhưng huyết áp quá thấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như sốc và suy tạng do các cơ quan không được cấp đủ máu.

Phương pháp chẩn đoán tụt huyết áp sau ăn

Trước khi đưa ra chẩn đoán, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng. Người bệnh nên tự theo dõi huyết áp tại nhà, ghi lại đầy đủ kết quả mỗi lần đo và thời điểm đo, sau đó cung cấp những thông tin này cho bác sĩ khi đi khám. Đo huyết áp trước khi ăn và đo lại vào các thời điểm khác nhau sau khi ăn, bắt đầu từ 15 phút đến 2 giờ sau ăn. Khoảng 70% số trường hợp tụt huyết áp sau khi ăn xảy ra trong vòng từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn.

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán tụt huyết áp sau ăn nếu huyết áp tâm thu giảm từ 20 mmHg trở lên trong vòng hai giờ sau bữa ăn. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán tụt huyết áp sau ăn nếu huyết áp tâm thu trước bữa ăn từ 100 mmHg trở lên và huyết áp tâm thu trong vòng hai giờ sau bữa ăn là 90 mmHg.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác gây tụt huyết áp gồm:

  • Xét nghiệm máu giúp phát hiện tình trạng thiếu máu và lượng đường trong máu thấp
  • Điện tâm đồ giúp phát hiện các vấn đề về nhịp tim
  • Siêu âm tim để đánh giá cấu trúc và chức năng của tim

Điều trị tụt huyết áp sau khi ăn

Nếu nguyên nhân gây tụt huyết áp sau khi ăn là do thuốc trị tăng hạ huyết áp thì cần phải điều chỉnh thời điểm dùng thuốc. Chuyển từ dùng thuốc trước bữa ăn sang sau bữa ăn có thể làm giảm nguy cơ tụt huyết áp sau khi ăn. Một cách khắc phục nữa là chia nhỏ liều và uống nhiều lần trong ngày nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi thời điểm hoặc liều dùng thuốc.

Nếu nguyên nhân không phải do thuốc thì có thể khắc phục tình trạng tụt huyết áp sau bằng một vài thay đổi về thói quen sống. Theo một số chuyên gia, sự giải phóng insulin sau bữa ăn nhiều carbohydrate có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ và dẫn đến tụt huyết áp. Insulin là một loại hormone giúp các tế bào cơ thể hấp thụ glucose (đường) từ máu và chuyển hóa thành năng lượng. Nếu thường xuyên bị tụt huyết áp sau ăn, hãy ghi lại những gì mà bạn đã ăn. Nếu các triệu chứng thường xảy ra sau bữa ăn có nhiều carbohydrate, hãy thử cắt giảm lượng carbohydrate. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn.

Đi bộ sau bữa ăn cũng là một cách để tránh bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp có thể giảm khi ngừng đi bộ.

Các cách khác để ngăn ngừa tụt huyết áp sau khi ăn:

  • Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trước bữa ăn có thể giữ huyết áp ổn định sau ăn. Một số loại NSAID phổ biến là ibuprofen và naproxen.
  • Uống một tách cà phê hoặc một món chứa caffeine khác trước bữa ăn. Caffeine làm co mạch máu. Tuy nhiên, không nên uống caffeine vào buổi tối vì caffeine có thể gây mất ngủ. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • Uống nước trước bữa ăn. Một nghiên cứu cho thấy uống 500ml nước trước khi ăn có thể làm giảm nguy cơ tụt huyết áp sau ăn.

Nếu đã thực hiện những thay đổi này mà vẫn bị tụt huyết áp sau khi ăn thì có thể cần dùng một loại thuốc có tên là octreotide. Đây là loại thuốc thường được kê cho những người bị thừa hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, octreotide còn được chứng minh là có tác dụng làm giảm lưu lượng máu đến ruột. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Tìm hiểu về các thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú
Tìm hiểu về các thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú

Có nhiều loại thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú, bao gồm nong mạch vành, đặt stent, cấy máy tạo nhịp tim và các thủ thuật khác. Nếu bạn gặp vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện thủ thuật ngoại trú, nghĩa là bạn không cần ở lại bệnh viện qua đêm và có thể về nhà trong ngày. Hầu hết các thủ thuật này đều ít xâm lấn, nên thời gian hồi phục không kéo dài.

Tiếng thổi ở tim là dấu hiệu của bệnh gì?
Tiếng thổi ở tim là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiếng thổi ở tim là những âm thanh như tiếng rít hoặc tiếng sột soạt được tạo ra do dòng máu chảy không đều ở trong hoặc gần tim. Những âm thanh này chỉ được nghe thấy khi bác sĩ nghe tim. Tiếng thổi ở tim có thể xảy ra ngay từ khi sinh ra (bẩm sinh) hoặc xảy ra sau này.

Tìm hiểu về bệnh cơ tim phì đại (HCM)
Tìm hiểu về bệnh cơ tim phì đại (HCM)

Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy - HCM) làm cho cơ tim ở tâm thất trái dày lên, khiến tim khó duy trì thực hiện được chức năng như bình thường. Nếu không được điều trị, HCM có thể đe dọa đến tính mạng.

Tìm hiểu về bệnh cơ tim chu sinh
Tìm hiểu về bệnh cơ tim chu sinh

Bệnh cơ tim chu sinh là một dạng suy tim có thể xảy ra vào những tuần cuối của thai kỳ hoặc trong vài tháng sau khi sinh. Điều trị đúng cách có thể giúp phục hồi chức năng tim về trạng thái bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây