1

Những điều cần biết về chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành

Chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành (Coronary Calcium Test) máu kiểm tra cholesterol là một phương pháp giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hình ảnh 13 Những điều cần biết về chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành

Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ lớn gây bệnh tim mạch. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ.

Xét nghiệm máu kiểm tra cholesterol là phương pháp phổ biến giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một phương pháp khác là chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành (Coronary Calcium Test), có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về nguy cơ mắc bệnh tim.

Xét nghiệm này còn được gọi với các tên khác như:

  • Chụp cắt lớp vôi hóa động mạch vành (CAC test)
  • Xét nghiệm cholesterol ở động mạch (cholesterol artery test)
  • Chụp cắt lớp tim (heart scan)
  • Tính điểm vôi hóa (Calcium score)

Dưới đây là những thông tin quan trọng về cách thực hiện, khi nào cần làm và ai nên thực hiện xét nghiệm này.

Chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành là gì?

Động mạch vành là hệ thống mạch máu dẫn máu đến nuôi tim. Ở người khỏe mạnh, lòng mạch vành trơn nhẵn và thông thoáng, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Tuy nhiên, theo thời gian, các mảng bám (plaque) có thể hình thành và tích tụ bên trong thành động mạch. Điều này làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy của máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mảng bám trong động mạch gồm nhiều thành phần:

  • Cholesterol
  • Các chất béo
  • Fibrin (một loại protein)
  • Chất thải tế bào
  • Canxi

Vì trong mảng bám có chứa cả cholesterol và canxi nên việc phát hiện canxi trong thành động mạch vành cũng gián tiếp phản ánh tình trạng có mảng bám cholesterol tích tụ.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là phương pháp được sử dụng để thực hiện xét nghiệm này. Mục đích là đo lượng canxi có trong các mảng bám của động mạch vành. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đây là một xét nghiệm không xâm lấn (không cần can thiệp vào bên trong cơ thể), an toàn và ít rủi ro.

Kết quả chụp sẽ cho thấy hình ảnh của hệ động mạch vành và đo được lượng canxi trong từng đoạn mạch. Tổng lượng canxi đo được sẽ cho ra một con số gọi là “điểm vôi hóa” (calcium score).

Bác sĩ sẽ so sánh chỉ số này với những người cùng độ tuổi để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điểm số càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng lớn.

Quy trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành

Sau khi thực hiện chụp CT, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ đọc kết quả và gửi phân tích cho bác sĩ điều trị.

Các bước tiến hành:

  1. Khi đến khám, bạn sẽ được yêu cầu thay áo choàng và tháo bỏ các trang sức kim loại.
  2. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn chụp CT và được dán các điện cực lên ngực để ghi lại nhịp tim.
  3. Máy CT sẽ tiến hành chụp hình ảnh hệ động mạch vành. Bạn sẽ được yêu cầu nằm yên trong suốt quá trình.
  4. Bạn cũng có thể được yêu cầu nín thở khoảng 20–30 giây để hình ảnh được rõ nét hơn.
  5. Toàn bộ quy trình chụp chỉ mất khoảng 10–15 phút.

Sau khi chụp xong, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích phim chụp và gửi kết quả cho bác sĩ điều trị. Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng vài ngày.

Ai nên thực hiện chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành?

Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm này. Theo ACC, chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành thường được khuyến nghị cho những người từ 40 tuổi trở lên và có nguy cơ mắc bệnh tim ở mức trung bình. Đặc biệt, xét nghiệm này cần thiết đối với những người chưa chắc chắn có nên dùng thuốc statin (nhóm thuốc giúp hạ cholesterol) hay không.

Ngoài ra, xét nghiệm này cũng hữu ích với những người đã ngưng dùng statin và muốn đánh giá lại xem có cần dùng lại hay không.

Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành không được khuyến nghị cho những đối tượng sau:

  • Người dưới 40 tuổi
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tim thấp
  • Người đã được chẩn đoán mắc bệnh tim

Cần lưu ý rằng đây không phải là xét nghiệm kiểm tra cholesterol thông thường nên sẽ không được thực hiện định kỳ hàng năm. Nếu bạn nghĩ mình có thể cần làm xét nghiệm này, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Kết quả xét nghiệm cho biết điều gì?

Kết quả chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành sẽ cho biết lượng canxi lắng đọng trong lòng động mạch. Kết quả được biểu thị bằng một con số gọi là “điểm vôi hóa”. Điểm số này sẽ được so sánh với kết quả của những người cùng độ tuổi và giới tính. Điểm càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim càng lớn.

Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Ý nghĩa cụ thể của điểm vôi hóa:

Điểm số Ý nghĩa

Khuyến nghị

0 Không có mảng bám trong động mạch

Nguy cơ đau tim thấp

1–10 Có rất ít mảng bám

Nguy cơ mắc bệnh tim dưới 10%

11–100 Có mảng bám mức nhẹ

Nguy cơ đau tim mức trung bình, nên điều chỉnh lối sống như bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tăng vận động

101–400 Có mảng bám mức vừa

Nguy cơ đau tim trung bình đến cao, có thể cần dùng statin kết hợp điều chỉnh lối sống

Trên 400 Có nhiều mảng bám

Nguy cơ đau tim trên 90%, cần điều trị bằng statin và thay đổi lối sống

Lưu ý rằng mặc dù điểm vôi hóa là 0 nhưng bạn vẫn có thể có cholesterol trong máu cao vì xét nghiệm này chỉ phát hiện mảng bám đã vôi hóa, còn cholesterol cao vẫn có thể tồn tại và về lâu dài sẽ hình thành mảng bám.

Trong trường hợp này, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu thay đổi lối sống để kiểm soát cholesterol và phòng ngừa nguy cơ bệnh tim.

Có những cách nào khác để kiểm tra cholesterol?

Cách duy nhất để biết mình có cholesterol cao hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Do đó, việc kiểm tra cholesterol định kỳ là rất quan trọng, nhất là khi bạn còn có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Xét nghiệm cholesterol thông thường gọi là lipid panel, được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu xét nghiệm. Xét nghiệm này không đo lượng canxi trong động mạch, nhưng là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim.

Lipid panel sẽ kiểm tra các chỉ số sau:

  • HDL cholesterol (cholesterol tốt): Các lipoprotein tỷ trọng cao giúp vận chuyển và loại bỏ cholesterol xấu.
  • LDL cholesterol (cholesterol xấu): Các lipoprotein tỷ trọng thấp tích tụ trong lòng mạch, gây tắc nghẽn.
  • Triglyceride: Một dạng chất béo lưu trữ năng lượng dư thừa.
  • Cholesterol toàn phần: Là tổng của HDL, LDL và 20% triglyceride trong máu.

Kết luận

Chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành (coronary calcium test) là một phương pháp gián tiếp giúp đánh giá nguy cơ tim mạch, bằng cách đo lượng canxi lắng đọng trong động mạch – dấu hiệu cho thấy có mảng xơ vữa chứa cholesterol. Xét nghiệm này còn được gọi là chụp cắt lớp tim (heart scan) hoặc tính điểm vôi hóa động mạch vành (coronary artery calcium scoring).

Xét nghiệm này thường được khuyến nghị với người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim ở mức trung bình. Ngoài ra, kết quả cũng giúp bác sĩ quyết định xem người bệnh có nên dùng thuốc hạ cholesterol nhóm statin hay không.

Điểm vôi hóa càng cao cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng lớn. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để bạn biết mình có cần làm xét nghiệm này không và đưa ra hướng điều trị phù hợp dựa trên kết quả nhận được.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về giãn động mạch vành
Những điều cần biết về giãn động mạch vành

Giãn động mạch vành (coronary artery aneurysm – CAA) là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong nếu không được điều trị.

Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch
Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch

Cholesterol là một chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể nhưng nếu ở mức quá cao, cholesterol có thể tích tụ trong động mạch và hình thành mảng bám, làm cản trở máu lưu thông.

Những điều cần biết về các bệnh mạch máu
Những điều cần biết về các bệnh mạch máu

Bệnh mạch máu ảnh hưởng đến động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trong toàn bộ cơ thể. Chúng có thể làm gián đoạn lưu thông máu đến các cơ quan và mô, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Những điều cần biết về phình động mạch chủ bụng dưới thận
Những điều cần biết về phình động mạch chủ bụng dưới thận

Phình động mạch chủ bụng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào bên dưới cơ hoành nhưng vùng bên dưới thận là khu vực có nguy cơ cao nhất. Tình trạng phình động mạch chủ ở khu vực này được gọi là phình động mạch chủ bụng dưới thận.

Những điều cần biết về phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não
Những điều cần biết về phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não

Phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng túi phình bị vỡ - một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây