1

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành xảy ra khi cholesterol, chất béo và một số chất khác tích tụ trong động mạch vành – động mạch mang máu đến tim. Điều này khiến cho động mạch vành bị thu hẹp và tim không được cung cấp đủ oxy cùng chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành, hay còn được gọi là bệnh tim mạch vành, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn.

Bệnh động mạch vành là tình trạng cholesterol, chất béo và khoáng chất tích tụ tạo thành mảng bám trong động mạch vành.

Những chất này tích tụ theo thời gian khi lớp niêm mạc bên trong động mạch bị tổn thương do huyết áp cao, hút thuốc lá hoặc do nồng độ cholesterol hoặc triglyceride trong máu ở mức cao.

Biết được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành sẽ giúp bạn tránh được căn bệnh này.

Di truyền và tiền sử gia đình

Những người có người thân trong gia đình đang mắc hoặc từng mắc bệnh động mạch vành sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng gen di truyền có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ về lối sống như hút thuốc hay ăn uống kém lành mạnh.

Theo một nghiên cứu được đề cập trong tổng quan tài liệu vào năm 2020, những người có cha bị bệnh động mạch vành có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn một chút so với những người có mẹ mắc bệnh.

Việc có anh chị em ruột mắc bệnh động mạch vành cũng làm tăng nguy cơ, nhất là anh chị em sinh đôi.

Tuổi tác và chủng tộc

Các yếu tố sinh học khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Ví dụ, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên sau 55 tuổi ở phụ nữ và sau 45 tuổi ở nam giới.

Một yếu tố nguy cơ khác là chủng tộc. Nghiên cứu cho thấy rằng người Nam Á có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành cao nhất, tiếp theo là người da đen và người da trắng là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.

Những vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

Ngoài tăng huyết áp, mức LDL (cholesterol xấu) và triglyceride cao còn rất nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Bệnh tiểu đường

Theo Viện nghiên cứu về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Quốc gia Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường type 2, nhất là người ở tuổi trung niên, có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người không bị tiểu đường.

Người lớn mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim ở độ tuổi trẻ hơn. Những người bị kháng insulin hoặc lượng đường trong máu cao có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều lần.

Điều này là do lượng đường (glucose) trong máu cao làm tăng sự tích tụ mảng bám bên trong động mạch. Điều này sẽ cản trở hoặc chặn dòng máu chảy đến tim.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Một cách để kiểm soát đường huyết là ăn nhiều chất xơ, ít đường, chất béo và carbohydrate đơn giản. Kiểm soát lượng đường trong máu còn giúp phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh tiểu đường như bệnh về mắt và vấn đề về tuần hoàn.

Ngoài ra, người bệnh cần duy trì cân nặng khỏe mạnh và bỏ thuốc lá nếu hút.

Trầm cảm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn so với dân số nói chung.

Trầm cảm có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể và những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim. Thường xuyên lo âu, căng thẳng và buồn bã có thể làm tăng huyết áp.

Ngoài ra, trầm cảm còn làm tăng nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu. Nồng độ CRP cao cho thấy sự gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Mức CRP cao hơn bình thường còn chỉ ra nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Trầm cảm khiến cho người bệnh giảm hứng thú với các hoạt động hàng ngày và giảm vận động trong khi tích cực vận động là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh động mạch vành. Trầm cảm còn có thể dẫn đến những hành vi khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, chẳng hạn như không uống thuốc đều đặn và ăn uống không lành mạnh.

Những hành vi làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

Bên cạnh di truyền, tuổi tác và vấn đề sức khỏe, lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành:

  • Lối sống ít vận động
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, nhất là chất béo chuyển hóa, thực phẩm, đồ uống có đường và natri
  • Hút thuốc
  • Uống nhiều rượu
  • Thường xuyên căng thẳng mức độ cao
  • Bệnh tiểu đường được không kiểm soát

Một số câu hỏi về bệnh động mạch vành

Người khỏe mạnh có thể mắc bệnh động mạch vành không?

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nhưng những người khỏe mạnh thực hiện dầy đủ những điều này vẫn có thể mắc bệnh do yếu tố di truyền.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh động mạch vành?

Không có cách nào có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành một cách tuyệt đối nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường và trầm cảm.

Điều trị bệnh động mạch vành bằng cách nào?

Phác đồ điều trị bệnh động mạch vành thường gồm có sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc, ví dụ như thuốc làm loãng máu. Những ca bệnh nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật.

>>> Những điều cần biết về bệnh động mạch vành.

Những dấu hiệu nào cho thấy tim đang suy yếu?

Suy tim là khi tim không thể bơm đủ máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của suy tim là khó thở, mệt mỏi, phù nề, thiếu sức lực và chóng mặt.

Các triệu chứng khác còn có tăng cân đột ngột, chán ăn, lú lẫn, ho và sưng ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Suy tim là bệnh mạn tính nhưng cũng có thể xảy ra cấp tính.

Sự khác biệt giữa suy tim và nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch mang máu đến tim bị tắc nghẽn trong khi suy tim là tình trạng cơ tim trở nên suy yếu và không thể bơm máu hiệu quả.

Nếu bạn đột ngột bị đau ngực dữ dội, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng khác của cơn nhồi máu cơ tim:

  • Hụt hơi
  • Đau ở cánh tay trái, vai hoặc cổ
  • Buồn nôn hoặc đổ mồ hôi
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Mệt mỏi

Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến suy tim nếu cơ tim bị tổn hại nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch chủ bị hẹp hơn bình thường. Điều này buộc tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu qua động mạch chủ.

Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi van động mạch chủ bị thu hẹp và không mở ra như bình thường. Tình trạng này có thể gây đau ngực và khó thở, đặc biệt là sau khi gắng sức.

Hẹp động mạch cảnh: Nguyên nhân và cách điều trị
Hẹp động mạch cảnh: Nguyên nhân và cách điều trị

Hẹp động mạch cảnh, hay bệnh động mạch cảnh, là tình trạng động mạch cảnh bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa. Động mạch cảnh là các mạch máu lớn nằm ở hai bên cổ, có nhiệm vụ mang máu giàu oxy đến não. Bạn có thể cảm nhận thấy mạch động mạch cảnh khi đặt ngón tay ngay bên dưới góc hàm.

Vôi hóa mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vôi hóa mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Vôi hóa mạch vành xảy ra khi canxi tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Sự tích tụ này có thể dẫn đến bệnh động mạch vành và làm tăng nguy cơ đau tim.

Lóc tách động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Lóc tách động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Động mạch chủ là động mạch chính dẫn máu giàu oxy từ tim đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Cơ thể chúng ta cần máu giàu oxy này để tồn tại. Động mạch chủ có đường kính khoảng 1 inch (2,5cm) và gồm có ba lớp: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài. Lóc tách động mạch là tình trạng các lớp của động mạch chủ tách ra và làm hỏng thành động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây