Làm thế nào để kiểm soát huyết áp khi bị tiền sản giật?

Nguyên nhân chính xác gây tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu cho rằng tiền sản giật có thể là do các mạch máu trong nhau thai phát triển không bình thường. Điều này có thể xuất phát từ tiền sử gia đình, tổn thương mạch máu, rối loạn hệ miễn dịch hoặc các nguyên nhân khác chưa được biết đến. Bất kể nguyên nhân là gì, tiền sản giật cần được điều trị sớm để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa biến chứng.
Triệu chứng tiền sản giật
Nếu bạn không có tiền sử tăng huyết áp mạn tính và hai lần đo huyết áp liên tiếp cách nhau bốn giờ đều cho kết quả từ 140/90 mmHg trở lên thì có thể bạn bị tiền sản giật. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột và không có cảnh báo.
Ngoài huyết áp tăng cao, các triệu chứng khác của tiền sản giật gồm có:
- Khó thở
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau đầu dữ dội
- Hụt hơi
- Tăng cân đột ngột
- Sưng phù ở mặt và tay
- Nước tiểu có nhiều protein, điều này chỉ ra vấn đề về thận
- Thay đổi về thị lực, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời
Hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Nhiều triệu chứng trong số này giống với những hiện tượng thường gặp khi mang thai nên rất nhiều trường hợp tiền sản giật được phát hiện muộn. Khi cơ thể xuất hiện những thay đổi bất thường khi mang thai, tốt hơn hết nên đi khám sớm.
Các biện pháp kiểm soát huyết áp khi bị tiền sản giật
Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tiền sản giật và kiểm soát huyết áp tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn đã mang thai được 37 tuần trở lên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai chủ động để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Nếu thai nhi chưa phát triển đủ, bác sĩ sẽ kê thuốc giúp thai nhi phát triển đồng thời kiểm soát huyết áp. Các loại thuốc thường được dùng gồm có:
- Thuốc điều trị tăng huyết áp
- Corticoid để giúp phổi của thai nhi phát triển và giảm viêm ở gan
- Các loại thuốc chống co giật, ví dụ như magie sulfat
Kiểm soát huyết áp tại nhà
Nếu bạn chỉ bị tiền sản giật nhẹ (huyết áp từ 120/80 mmHg đến 140/90 mmHg), bác sĩ có thể cho phép bạn nghỉ ngơi tại nhà. Bạn cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng và có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để kiểm soát huyết áp:
- Giảm lượng natri (muối) trong chế độ ăn
- Uống nhiều nước trong ngày
- Tăng lượng protein trong chế độ ăn, nếu chế độ ăn trước đây không có đủ protein
- Nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên các mạch máu chính
Bạn sẽ phải đến bệnh viện tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng và kiểm tra sức khỏe của thai nhi.
Biến chứng của tiền sản giật
Biến chứng nghiêm trọng nhất của tiền sản giật là tử vong. Tiền sản giật có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Những phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh thận cao hơn trong tương lai. Các biến chứng khác của tiền sản giật là sản giật (co giật) và hội chứng HELLP (thiếu máu tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu). Tình trạng này có thể gây rối loạn đông máu, đau dữ dội và có thể đe dọa đến tính mạng.
Điều quan trọng là phải đi khám ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của tiền sản giật. Điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng.
Khi nào huyết áp trở về bình thường?
Huyết áp thường trở lại mức bình thường sau khi sinh nhưng có thể phải mất đến ba tháng để huyết áp trở về bình thường. Trong trường hợp tiền sản giật xảy ra khi thai nhi chưa phát triển đủ, bác sĩ sẽ kê thuốc giúp thai nhi phát triển và kiểm soát huyết áp cho đến ngày sinh.
Phòng ngừa tiền sản giật
Nếu bạn có tiền sử tiền sản giật hoặc có nguy cơ cao bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như:
- Dùng aspirin liều thấp (từ 60 đến 81mg)
- Khám thai thường xuyên hơn để phát hiện sớm tiền sản giật
Đồng thời, bạn cũng phải tự thực hiện các biện pháp để đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai, chẳng hạn như giảm cân nếu thừa cân, giảm huyết áp nếu huyết áp ở mức cao và kiểm soát bệnh tiểu đường nếu mắc.
Khám thai đầy đủ là điều rất quan trọng để phát hiện tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ. Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng cao đi kèm protein niệu (có protein trong nước tiểu), gây ra các triệu chứng như phù nề và đau đầu.

Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
- 1 trả lời
- 1019 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 813 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1198 lượt xem
Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?
- 1 trả lời
- 388 lượt xem
Hai bé đầu của em khỏe mạnh, bình thường nên em quyết định mang thai bé thứ ba khi vừa tròn 31 tuổi. Mang bầu được 20 tuần thì không may thai bị hội chứng EDWARDS và PATAU nên bé đã qua đời. Vợ chồng em buồn nên vẫn muốn sinh thêm bé nữa. Vậy, em cần phải chuẩn bị thế nào và tầm soát ra sao cho biết sớm là bé có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 4747 lượt xem
Em đã có một bé sinh mổ 7 tuổi và 2 lần bị sảy thai. Lần này, đang mang thai 14 tuần, thấy ra máu nên em vào viện khám. Xem kết quả siêu âm, bs bảo nhìn chung các chỉ số đều bình thường. Duy chỉ có bờ dưới bánh nhau bám thấp đến lỗ trong cổ tử cung là cần lưu ý. Bác sĩ cho thuốc đặt và hẹn tuần sau tái khám. Nhưng về nhà hôm sau, máu vẫn ra. Vậy em có nên trở lại bệnh viện ngay hay đợi tuần sau khám ạ?