1

Khi nào cần điều trị đánh trống ngực?

Đánh trống ngực là cảm giác tim đập nhanh hơn, mạnh hơn hoặc đập bỏ nhịp. Mặc dù có thể xảy ra do tập thể dục hoặc căng thẳng nhưng đánh trống ngực cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về tim. Hãy đi khám nếu bạn đang bị bệnh tim mạch, có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, hoặc tình trạng đánh trống ngực xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm các triệu chứng khác.
Khi nào cần điều trị đánh trống ngực? Khi nào cần điều trị đánh trống ngực?

Đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là khi bạn cảm nhận rõ sự thay đổi về nhịp tim.

Sự thay đổi này có thể là bình thường và là điều tất yếu, ví dụ như tim đập nhanh hơn sau khi chạy bộ.

Nhưng đánh trống ngực cũng có thể là sự thay đổi nhịp tim bất thường do sự xáo trộn trong hệ thống điện của tim. Điều này khiến tim đập nhanh, đập bỏ nhịp hoặc chậm hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp tim và thường phải điều trị.

Nguyên nhân gây đánh trống ngực

Đánh trống ngực thường xảy ra do các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim hoặc tần số tim. Các nguyên nhân phổ biến gây đánh trống ngực là:

  • Tập thể dục và các hoạt động gắng sức khác
  • Sử dụng caffeine, nicotine, đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện
  • Một số loại thuốc
  • Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi
  • Rối loạn khí sắc
  • Thay đổi hormone
  • Rối loạn nhịp tim và các vấn đề về tim mạch khác
  • Mất cân bằng điện giải

Đánh trống ngực có biểu hiện như thế nào?

Đánh trống ngực có nhiều biểu hiện khác nhau. Khi bị đánh trống ngực, bạn có thể cảm nhận thấy:

  • tim đập mạnh
  • tim đập nhanh
  • tim rung trong lồng ngực
  • tim đập chậm
  • tim đập không đều
  • tim đập bỏ nhịp

Bạn cũng có thể cảm thấy rõ mạch đập ở cổ.

Đánh trống ngực có thể đi kèm các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác hồi hộp, bồn chồn.

Một số triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với tình trạng đánh trống ngực:

  • Đổ mồ hôi
  • Khát nước
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn
  • Đau ngực

Khi nào cần đi khám?

Mặc dù hiện tượng đánh trống ngực có thể gây lo lắng nhưng trong nhiều trường hợp, đó chỉ là sự thay đổi nhịp tim trong thời gian ngắn do có yếu tố tác động như hoạt động thể chất hoặc căng thẳng chứ không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà bạn cần phải sớm đi khám để xác định nguyên nhân gây đánh trống ngực.

Nguyên nhân lành tính

Đánh trống ngực có thể chỉ là do những hoạt động mà chúng ta thực hiện hàng ngày hoặc do sự thay đổi cảm xúc:

  • Tập thể dục. Tim đập nhanh là điều bình thường sau khi tập thể dục, nhất là tập cardio như chạy bộ, bơi lội hay nhảy dây. Nhịp tim sẽ dần trở về bình thường sau khi ngừng tập.
  • Chế độ ăn. Đánh trống ngực cũng có thể là do việc ăn uống. Một bữa ăn có nhiều carbohydrate có thể gây đánh trống ngực nếu bạn có mức đường huyết thấp. UUống cà phê hoặc nước tăng lực chứa nhiều caffeine cũng có thể khiến tim đập nhanh và kèm theo choáng váng. Nhưng khi caffeine hết tác dụng, những hiện tượng này cũng sẽ biến mất. Uống rượu bia cũng có thể gây đánh trống ngực.
  • Căng thẳng. Những sự kiện gây căng thẳng như thuyết trình trước đám đông, một cuộc họp quan trọng hoặc đánh lái để tránh tai nạn trên đường có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn và các triệu chứng về thể chất khác. Đây đều là những hiện tượng tạm thời.

Những nguyên nhân cần lưu tâm

Đánh trống ngực xảy ra trong những trường hợp sau đây không cần điều trị khẩn cấp nhưng cần được lưu tâm vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

  • Lo âu. Lo lắng quá mức có thể kích hoạt hệ thần kinh tự chủ và tạo ra “phản ứng chống trả hay bỏ chạy (fight or flight reponse). Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng lo lắng sau đây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày:
    • Tim đập nhanh
    • Thở gấp
    • Căng cơ
    • Buồn nôn
  • Mang thai. Cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi trong suốt thời gian mang thai, ví dụ như tăng nhịp tim và lượng máu trong cơ thể. Những thay đổi này có thể dẫn đến đánh trống ngực. Đánh trống ngực trong thay kỳ cũng có thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Đánh trống ngực đa phần chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không đáng ngại nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng đánh trống ngực xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài thì bạn nên đi khám ngay.
  • Vào ban đêm. Đánh trống ngực vào ban đêm có thể do những thay đổi về nhịp thở trong khi ngủ. Nếu xảy ra thường xuyên, đánh trống ngực có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề khác cần điều trị.

Các nguyên nhân nghiêm trọng

Tình trạng đánh trống ngực có thể là dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe nếu:

  • kéo dài lâu hơn bình thường
  • xảy ra thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như tập thể dục, căng thẳng hoặc tiêu thụ caffeine. Đánh trống ngực xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim
  • đi kèm các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau ngực, buồn nôn, khó thở, bồn chồn và đổ nhiều mồ hôi. Những dấu hiệu này có thể chỉ ra cơn đau tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng của cơn đau tim.

Bạn cũng nên đến bệnh viện ngay khi linh cảm có điều bất thường đang xảy ra. Đừng chờ cho các triệu chứng qua đi.

Đối phó với tình trạng đánh trống ngực

Khi cơn đánh trống ngực xảy đến, bạn có thể thực hiện những cách sau đây để giảm triệu chứng và làm cho cơn đánh trống ngực qua nhanh hơn:

  • Kiểm soát căng thẳng. Các biện pháp thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền hay tập yoga, có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm đánh trống ngực do căng thẳng.
  • Nghiệm pháp vagal. Dây thần kinh phế vị chạy từ não đến tim và có chức năng điều hòa nhịp tim. Nghiệm pháp vagal kích thích dây thần kinh phế vị và đưa nhịp tim trở lại bình thường. Có nhiều cách thực hiện nghiệm pháp vagal, ví dụ như vỗ nước lạnh lên mặt hoặc tắm nước lạnh, bịt mũi và cố thở ra hoặc rặn giống như đang đi đại tiện.
  • Bù nước. Uống nước lọc hoặc nước uống thể thao có thể giúp làm dịu tình trạng đánh trống ngực do mất nước hoặc mất cân bằng điện giải.

Việc điều trị chứng đánh trống ngực sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Rối loạn nhịp tim có thể cần điều trị bằng thuốc. Những trường hợp nghiêm trọng có thể cần điều trị bằng các thiết bị tim cấy ghép như máy tạo nhịp tim để điều hòa nhịp tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Khi nào cần điều trị tình trạng đánh trống ngực?
Khi nào cần điều trị tình trạng đánh trống ngực?

Đánh trống ngực là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra do tập thể dục hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Nếu bạn mắc bệnh tim, có nguy cơ cao bị bệnh tim hoặc xuất hiện các triệu chứng đi kèm kéo dài và gây khó chịu, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Đánh trống ngực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đánh trống ngực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh trống ngực là khi bạn cảm nhận được sự thay đổi bất thường của nhịp tim, chẳng hạn như tim đập bỏ nhịp, đập quá nhanh hoặc quá mạnh. Tình trạng này thường vô hại và tự hết mà không cần điều trị, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Điều trị đánh trống ngực không dùng thuốc
Điều trị đánh trống ngực không dùng thuốc

Đánh trống ngực có thể xảy ra khi bạn di chuyển, ngồi, nằm hoặc đứng yên và có thể chỉ kéo dài trong vài giây. Thay đổi lối sống hoặc một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn ngăn hoặc giảm tình trạng đánh trống ngực.

Nguyên nhân và cách điều trị đánh trống ngực kèm theo đau đầu
Nguyên nhân và cách điều trị đánh trống ngực kèm theo đau đầu

Đôi khi bạn có thể cảm thấy tim mình đập nhanh, mạnh hơn bình thường hoặc rung lên trong lồng ngực. Đây được gọi là tình trạng đánh trống ngực. Khi bị đánh trống ngực, bạn có thể cảm nhận rõ nhịp đập của tim. Đau đầu cũng rất dễ nhận biết. Đau đầu gây khó chịu và cản trở các hoạt động thường ngày.

7 cách giúp ngừng bị đánh trống ngực và kiểm soát nhịp tim tại nhà
7 cách giúp ngừng bị đánh trống ngực và kiểm soát nhịp tim tại nhà

Đánh trống ngực có thể chỉ kéo dài vài giây và có khả năng xảy ra khi bạn đang di chuyển, ngồi, nằm hoặc đứng yên. Có một số thay đổi lối sống hoặc biện pháp tại nhà có thể giúp làm tình trạng này ngừng lại hoặc giảm đi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây